DẪN THIỀN VÀ CHIA SẺ
Mang kiếp nhân sanh, tất cả chúng ta nên dâng kiếp sống này cho Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo, thông qua sự thực hành chánh niệm – sự thực hành thiền.
Để hiểu biết về Sự thật gốc hoặc Sự thật tối hậu – danh và sắc – bản chất vô thường, chúng ta cần hành thiền, hay có thể hiểu là thực hành chánh niệm và xả ly.
Đồng thời, chúng ta cần trì giới: tránh phương hại đến sinh mạng của các sinh vật sống (không sát sanh); tránh làm tổn hại đến tài sản của người khác (không trộm cắp); giữ gìn hạnh phúc gia đình của mình và người khác (không tà dâm); không phá hoại sự hiểu biết của người khác (không nói dối) và của bản thân mình (không uống rượu và các chất say).
Theo đuổi con đường Trung Đạo là cái nhân đưa đến giác ngộ hoặc liễu tri Sự thật gốc – Sự thật tối hậu hay có thể nói là được giải thoát khỏi vô thường, khổ, và vô ngã (sankhara), giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Chánh niệm là sự chú tâm vào một trong những đối tượng bên trong thân và tâm tại khoảnh khắc hiện tại. Xả ly là không bám víu vào thời gian, không gian, con người và điều kiện để tiêu giảm dính mắc của ta vào những ý niệm đó.
Chánh niệm và xả ly cần được chuyên tâm thực hành một cách liên tục mới có thể thành tựu viên mãn.
Mến chào Sayadaw! Con đang hành thiền tại gia, con không biết nên tụng kinh trước hay sau khi hành thiền. Và mỗi thời khoá con cần tụng niệm trong khoảng thời gian bao lâu thưa ngài?
Nếu đã quen tụng kinh thì bạn cứ tiếp tục hành trì. Tuy nhiên, việc trì tụng không quá cần thiết, nên cứ thực hành, rồi bạn sẽ thấu tỏ rằng việc tụng kinh cũng chẳng mấy quan trọng. Bạn nên hiểu rằng làm việc gì mới mẻ lúc nào cũng khó hơn những việc mình đã quen. Do đó, bạn đừng ép buộc mình thay đổi mà hãy tự quyết tuỳ thuộc vào hoặc tình huống bản thân thay đổi hoặc trạng thái tâm thay đổi. Chỉ cần điều chỉnh hoặc dừng lại để thuận tiện và hài hoà với tâm mình hơn. Ắt hẳn có nhiều điều mà chúng ta không thể nói được. Chúng ta hãy cố gắng đưa ra quyết định đúng đắn tuỳ thuộc vào sự đổi thay của thời gian, nơi chốn, con người và nhân duyên.
—————–
Tôi đã đến giảng dạy ở thiền viện Phước Sơn mỗi năm một lần trong nhiều năm nay, nhưng tôi nhận thấy chuyến đi này khá khác biệt so với những chuyến trước đây. Vô cùng ngạc nhiên khi có sự tham gia tu tập của một nhóm bạn đến từ Thái Lan và hầu hết họ là những người đứng đầu các trung tâm thiền. Chắc hẳn họ học hỏi được rất nhiều điều từ khoá thiền này, và tôi cũng học hỏi từ kinh nghiệm của họ. Thật tuyệt. Nhóm thiền sinh Miến cũng vậy, đa số mọi người đều mới nên có nhiều nhóm giữa thiền sinh Miến với nhau. Thế nên, giảng dạy thiền như vậy quả thật mang lại giá trị và lợi lạc bởi đang có nhiều người cùng hành thiện pháp tại đây. Khoá tu này là khởi đầu cho những khoá thiền quốc tế tiếp theo không chỉ ở Việt Nam mà còn tiếp tục sang Thái Lan và Miến Điện. Bên cạnh đó, chúng tôi không hề dự định trước việc tổ chức như vậy; mọi thứ chỉ diễn ra một cách tự nhiên. Quả thật rất tuyệt vời. Tôi đã giảng dạy nhiều khoá thiền không chỉ ở Miến Điện mà còn mở rộng các nước như: Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ, châu Âu cũng như Anh, Úc. Nhưng đợt này là khoá tu đông thiền sinh quốc tế nhất. Đó cũng là một tiến trình và chúng ta có cơ hội học hỏi nhiều hơn về phương pháp làm việc tập thể. Thật sự, chỉ nghĩ về cách làm việc đội nhóm giữa các nước thôi cũng thấy khó nếu không có kinh nghiệm cá nhân. Nếu có thể thực hành một cách tích cực nhất, đảm bảo chúng ta sẽ tu tập tốt hơn nữa trong các khoá thiền sắp tới. San sẻ và bố thí cùng nhau thì dễ dàng còn giữ giới cùng nhau thì không dễ chút nào, đặc biệt đồng hành thiền tập như vậy lại càng khó khăn hơn. Nhưng đối với tất cả chúng ta, trong tương lai sẽ không còn khó khăn nữa. Nếu ngày càng có nhiều người có khả năng làm thiện pháp cùng nhau, chúng ta sẽ có thể làm nhiều thứ hơn và chắc chắn sẽ vượt qua mọi thử thách. Chúng ta chỉ cần tiếp tục làm phước thiện và mọi người trên thế giới có thể kết nối cùng với nhau như những người bạn pháp lữ. Nếu có thể làm như thế, nhân loại sẽ được hoà bình và thịnh vượng.
Thiền sư Ottamathara
09/01/20 – Thiền viện Phước Sơn, Việt Nam
U Ariya – Sayalay Pãnca Skandha thực hiện
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara