DẪN THIỀN – THỜI PHÁP SÁNG

Hành thiền là công việc của tâm và hành động chánh niệm, xả ly có thể gọi là hành thiền. Chúng ta cần phải hiểu về chánh niệm và xả ly để hành thiền một cách đúng đắn. Đối với thiền sinh mới thì khó để thiền tập nếu họ không thể ngồi mà không cử động trong vòng một giờ. Trong đời sống hàng ngày, tâm của chúng ta luôn bận rộn với những đối tượng bên ngoài nên chúng ta không thể hiểu hay không thể ghi nhận những hoạt động của tâm. Nếu chánh niệm trên hơi thở bình thường, trong oai nghi ngồi, chúng ta có thể quan sát và chú ý được những hành động của tâm. Bằng việc hành thiền trong oai nghi ngồi, chúng ta cần phải học về tâm, điều gì đang diễn ra trong tâm và tâm đang làm gì bây giờ.

Chánh niệm là một hoạt động của tâm, nếu cứ luôn bận rộn với những đối tượng khác, chúng ta không thể ghi nhận, hay biết được tâm đang làm gì hay điều gì đang diễn ra trong tâm. Mắt của chúng ta không thể thấy được hành động chánh niệm, tai của chúng ta cũng không thể nghe được hành động chánh niệm. Chỉ khi chúng ta buông bỏ những hoạt động của thân, khẩu và một số hành động của tâm thì chúng ta mới có thể hay biết về tâm, hiểu tâm và các hoạt động của tâm. Nếu có sự dính mắc mạnh mẽ vào đời sống hay các hoạt động hàng ngày, chúng ta sẽ không thể hành thiền và không thể hiểu được tâm trong khoảnh khắc hiện tại và các hành động hiện tại của tâm.

Chúng ta cần phải hành thiền và chánh niệm với sự hiểu biết đúng, nếu có hiểu biết sai lầm ắt sẽ có dính mắc; nếu chánh niệm với sự hiểu biết đúng, chúng ta có thể hiểu cả về chánh niệm và sự xả ly. Chúng ta luôn làm các hành động về thân, khẩu, ý mà không có sự hiểu biết đúng và do sự hiểu biết sai lầm, chúng ta không hiểu được chánh niệm thực sự, sự dính mắc thực sự hay sự xả ly thực sự. Sự chỉ dạy của tôi là sự hiểu biết đúng về chánh niệm và xả ly. Tôi chỉ có thể chánh niệm cho chính tôi, tôi không thể chánh niệm cho bạn và các bạn phải chánh niệm cho chính mình. Tôi chỉ có thể giúp đỡ quý vị có thể hiểu về chánh niệm và xả ly bằng việc nghe những bài pháp và những lời giảng giải từ tôi, các bạn có thể hiểu về chánh niệm và xả ly theo quan điểm đúng đắn.

Và quý vị cần áp dụng sự hiểu biết đúng này vào sự thực hành chánh niệm của mình. Khi mới hành thiền, tôi có thể chánh niệm nhưng tôi không biết chánh niệm đi cùng với xả ly theo phương pháp đúng đắn. Đó là lí do chỉ hành thiền thôi, chỉ thực hành chánh niệm thôi thì chưa đủ, tôi phải nghe những vị thầy của mình dạy giáo pháp đức Phật. Nhờ đó, tôi có thể hiểu chánh niệm và xả ly như đức Phật muốn chúng ta giác ngộ. Khi hành thiền, tôi áp dụng hiểu biết đúng để sự hiểu biết về chánh niệm và xả ly xuất hiện trong tâm. Đó là nhân – quả mà thôi, không phải là ai đó hay cái gì đó, ko phải cùng một người hay cùng một vật, đó là lý do chúng ta cần thực hành theo phương pháp đúng đắn. Hành theo cách đúng đắn của các thiền sinh trong quá khứ, tương tự như vậy quý vị phải hành theo con đường đúng đắn, theo phương pháp đúng đắn của các thiền sinh trong quá khứ. Như chúng ta luôn đánh giá cao về bản thân và chỉ làm điều chúng ta muốn làm tức chúng ta đang đi sai con đường trung đạo. Chúng ta cần quan tâm, ghi nhớ sự thật về chánh niệm và xả ly.

Bây giờ, chúng ta cùng nhau hành thiền trong 45 phút. Hãy giữ cho đầu và thân được thẳng với sự hiểu biết của chính mình. Thân và trọng lượng của thân cũng chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Đừng để trọng lượng của thân kéo xuống sàn, chúng ta cũng cần nhắm mắt lại mà không có sự hiểu biết sai lầm đó là của tôi. Thư giãn toàn bộ thân và tâm mà không có sự hiểu biết sai lầm là thân của tôi hay tâm của tôi. Mỗi hành động của chúng ta cần phải làm với sự hiểu biết đúng. Chánh niệm trên hơi thở bình thường, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ trải nghiệm mà thôi và chỉ biết mà thôi. Hơi thở thì không phải là cái gì đó, không phải của tôi, chỉ để sử dụng mà thôi, không dính mắc. Thông thường, chúng ta sử dụng với sự hiểu biết sai lầm và dính mắc nên chúng ta cần hành thiền và làm thiện pháp và cố gắng xả ly khỏi sự hiểu biết sai lầm và dính mắc.

Sự thực hành chánh niệm cần đồng hành cùng sự hiểu biết đúng. Tất cả các hành động thân, khẩu, ý của chúng ta cần phải được làm với sự hiểu biết đúng, chỉ làm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ biết mà thôi. Sự hiểu biết đúng cần phải thực hành với chánh niệm và chúng ta áp dụng đối với những hành động khác. Sự hiểu đúng là mẹ của sự xả ly, nếu có sự hiểu biết đúng thì có sự xả ly, nếu có sự hiểu biết sai lầm thì sẽ có sự dính mắc. Chánh niệm là hoạt động của tâm, dính mắc thì không dám buông bỏ hoạt động. Nếu không dám buông bỏ hoạt động thông thường, chúng ta không thể hiểu được chánh niệm, dính mắc và xả ly. Nên hiểu rằng chúng ta cần buông bỏ cuộc sống, tài sản hay là các hành động của mình vì lợi ích của hiểu biết đúng, của sự xả ly. Buông bỏ cuộc sống, chúng ta có thể trở thành thiền sinh hay nhà sư. Để buông bỏ tài sản chúng ta có thể sử dụng tài sản của mình cho tất cả hay cho những ai cần, cho xã hội, cho thiền viện… Để buông bỏ tất cả các hành động thì chúng ta có thể làm các việc thiện nguyện, giữ giới, hành thiền, thiền định – thiền tuệ.

Mục đích của việc hành thiền và làm các việc thiện pháp khác là để có khả năng buông bỏ cuộc sống, tài sản, các hoạt động; theo cách này, chúng ta có được sự hiểu biết đúng và sự xả ly. Chúng ta biết ngôn ngữ chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ, chúng ta biết tiền bạc chúng ta có thể sử dụng tiền bạc, chúng ta biết về sự hiểu biết đúng và xả ly thì chúng ta có thể áp dụng những chánh kiến này. Sự hiểu biết đúng và sự xả ly là những điều lành mạnh và chân chính nhất. Buông bỏ không có nghĩa là không sử dụng cuộc sống, không sử dụng tài sản, hay không sử dụng các hành động, chính hành động buông bỏ cũng chỉ là làm mà thôi, chỉ để sử dụng mà thôi. Chúng ta cần buông bỏ vì lợi ích của sự hiểu biết đúng và sự xả ly. Thực hành chánh niệm và xả ly có thể giúp cho chúng ta có thể sử dụng cuộc sống, tài sản, và các hành động của mình theo cách đúng đắn. Chỉ sử dụng mà thôi, chỉ làm mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ biết mà thôi.

Nếu chúng ta có khả năng sử dụng cuộc sống, tài sản và các hành động theo cách đúng đắn thì không có vấn đề nào cả. Những vấn đề của bản thân hay của người khác, những vấn đề về tài sản hay tài sản của người khác, những vấn đề của hành động hay hành động của người khác thì được gây ra bởi sự sử dụng sai lầm, sự hiểu biết sai lầm và sự dính mắc. Giờ đây, tất cả chúng ta đều đang sử dụng thời gian, cuộc sống, nơi chốn với sự hiểu biết sai lầm hay sự dính mắc, đó là lí do chúng ta phải đối mặt với vấn đề của chính mình. Nếu có khả năng sử dụng theo cách đúng đắn, chỉ sử dụng mà thôi, chúng ta sẽ hiểu vấn đề không phải là một cái gì đó hay không phải là của tôi và chúng ta sẽ có khả năng xả ly khỏi vấn đề. Chúng ta cũng có thể hiểu điều gì là sai, điều gì là đúng, hành động nào là hành động tốt, hành động nào là xấu. Nếu hiểu như thế, chúng ta sẽ ngày càng mắc ít sai lầm hơn, và rồi chúng ta sẽ trọn vẹn hơn với sự hiểu biết đúng và sự xả ly.

Thiền sư Ottamathara

22/12/2014 – Thiền viện Phước Sơn, Việt Nam
Phật tử Lan Nanika phiên dịch – Huy Vipassana đánh máy
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app