DẪN THIỀN – HIỂU VỀ SỰ THẬT

 

Chúng ta cần phải hành thiền để chỉ làm mà thôi, mà không có hiểu biết sai lầm hay dính mắc, chúng ta cần phải hiểu như thế và thực hành chỉ để làm mà thôi. Hãy giữ cho đầu và thân được thẳng, đừng để gục về phía trước, thư giãn toàn bộ thân và tâm, chánh niệm trên hơi thở bình thường. Nếu ai thấy khó chánh niệm trên hơi thở bình thường thì quý vị có thể chánh niệm trên đối tượng khác hiện rõ hơn. Nếu quý vị cảm thấy đau, có thể chánh niệm trên cái đau; nếu quý vị cảm thấy nóng, có thể chánh niệm trên cái nóng. Chúng ta cần phải nỗ lực để chánh niệm liên tục và có thể sử dụng đối tượng để chánh niệm một cách tự do.

Khi hành thiền, chúng ta phải thực hành rất nhiều hành động, chúng ta phải có khả năng thực hành các hành động đó và cũng phải cố gắng để chỉ làm mà thôi, không dính mắc và không có sự hiểu biết sai lầm. Chúng ta phải hiểu rằng mỗi hành động chỉ là hành động mà thôi, không có ai đang tạo ra hành động, không có cái gì đang tạo ra hành động, các hành động đó là sức mạnh của bản chất vô thường luôn luôn đổi mới hay những gì đang diễn ra hiện tại. Chúng ta phải hành thiền bằng cách làm những gì chúng ta nên làm và cố gắng xả ly khỏi tất cả hành động của chúng ta, đây là phương pháp chỉ để làm mà thôi. Thực hành theo cách này hay cách khác không khó để hiểu và thực hành theo con đường trung đạo, nhưng phương pháp chỉ làm mà thôi thì khó hiểu và khó theo. Chúng ta sẽ có khả năng làm như chúng ta nên làm. Nếu làm theo cách này hay cách khác thì chúng ta có khả năng theo cách này hay cách khác, nếu theo con đường trung đạo thì chúng ta có khả năng đi theo con đường đó.

Với sự hiểu biết đúng đắn này, quý vị cần tiếp tục hành trì theo con đường trung đạo. Có nhân thì sẽ có quả. Đó là lý do chúng ta cần phải tạo nhân, chúng ta cần phải theo con đường trung đạo cho tới khi quả xuất hiện. Thực hành theo con đường trung đạo là chỉ để làm mà thôi, đối diện với những khó khăn cũng chỉ để trải nghiệm mà thôi, biết về con đường trung đạo hay biết về sai hoặc đúng thì cũng chỉ để biết mà thôi. Chúng ta cần phải hiểu như thế và cần phải cố gắng có khả năng thực hành như thế. Đối với những thiền sinh không hiểu con đường trung đạo và không thực hành theo con đường trung đạo thì họ có thể thực hành theo cách mà họ có thể. Rồi họ phải cố gắng xả ly khỏi sự thực hành của mình và kinh nghiệm của mình bằng cách sử dụng sự hiểu biết đúng đắn. Theo phương pháp này hay phương pháp khác thì chỉ để làm mà thôi và theo con đường trung đạo cũng chỉ để làm mà thôi. Chúng ta thực hành như thế nào không quan trọng, chỉ để làm mà thôi mới thực sự quan trọng.

Chúng ta cần cố gắng thực hành với sự hiểu biết đúng, nếu có hiểu biết đúng sẽ dẫn đến xả ly. Nếu chú ý vào cái chúng ta đang làm, chúng ta làm như thế nào, chúng ta làm ở đâu hay chúng ta làm trong bao lâu là đang sử dụng sự hiểu biết sai lầm. Chúng ta cần chú trọng đến việc chánh niệm một cách liên tục vì có nhân thì có quả, hành động chánh niệm về sự thật hay về một trong các đối tượng là một trong các nhân. Chúng ta phải chánh niệm trên hành động hiện tại của tâm về chánh niệm, chúng ta có thể chánh niệm trên sự hiểu biết đúng hay một trong những đối tượng hiện rõ. Chúng ta cần phải cố gắng duy trì thực hành chánh niệm trong một thời gian dài. Chúng ta phải hiểu như thế và thực hành như thế.

Hãy giữ cho đầu và thân được thẳng, thư giãn toàn bộ thân và tâm. Tất cả nhân và quả chỉ để làm mà thôi, chỉ để trải nghiệm mà thôi, chỉ để sử dụng mà thôi và chỉ để biết mà thôi, không phải để dính mắc, không phải để chối bỏ. Chúng ta làm hết hành động này đến hành động khác, chúng ta cũng kinh nghiệm quả của hành động hết quả này đến quả khác. Bằng việc sử dụng sự hiểu biết đúng, chúng ta nên cố gắng chỉ làm mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi và chỉ biết mà thôi.

Sự thật liên quan tới tất cả hành động, đồng thời liên quan tới tất cả kinh nghiệm tốt hay xấu. Chúng ta cần có khả năng để hiểu cái mà chúng ta không thể hiểu, chúng ta phải có khả năng thực hành cái mà chúng ta không thể thực hành. Nếu có sự dính mắc mạnh mẽ vào điều chúng ta hiểu và điều chúng ta có thể làm thì chúng ta không thể theo con đường trung đạo. Chúng ta cần có khả năng theo con đường trung đạo để xả ly khỏi phương pháp này hay phương pháp khác. Chúng ta cần phải hiểu điều chúng ta không thể hiểu, để có thể xả ly khỏi điều mà chúng ta hiểu, chúng ta cần phải làm cái mà chúng ta không thể làm để xả ly khỏi điều mà chúng ta có thể làm. Hiểu biết sai lầm và dính mắc khiến cho chúng ta làm những gì mà chúng ta có thể làm và chúng ta quen làm, còn sự hiểu biết đúng đắn và xả ly đang hướng dẫn cho chúng ta nên làm. Nếu lựa chọn sự hiểu biết sai lầm và dính mắc, chúng ta sẽ còn ở cách xa sự hiểu biết đúng đắn và sự xả ly, nhưng chúng ta tuân theo sự hiểu biết đúng đắn và sự xả ly thì sự hiểu biết sai lầm và dính mắc sẽ ở xa chúng ta.

Thiền sư Ottamathara

20/12/2014 – Thiền viện Phước Sơn , Việt Nam
Xin tri ân quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app