CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO [06]
Việc không biết về Con Đường Trung Đạo thực sự là vấn đề. Đó là chỉ làm hoặc chỉ không làm mà thôi; chỉ kinh nghiệm hoặc chỉ không kinh nghiệm mà thôi; chỉ hay biết hoặc chỉ không hay biết mà thôi; chỉ sử dụng hoặc chỉ không sử dụng mà thôi. Con đường Trung đạo là con đường cần thiết cho tất cả. Nếu chúng ta không đi theo Con Đường Trung Đạo, chúng ta sẽ rơi vào một trong hai đối cực. Nếu chúng ta chỉ làm theo cách này, chúng ta sẽ chối bỏ những cách còn lại. Nếu chúng ta chỉ biết quan tâm bản thân mình, chúng ta sẽ chối bỏ việc quan tâm những người khác. Nếu chúng ta chỉ biết quan tâm người khác, chúng ta sẽ bỏ mất việc quan tâm chính mình. Do đó sự mất quân bình, lỗi lầm do chối bỏ hay dính mắc sẽ xuất hiện. Điều này là nhân gây ra thêm nhiều vấn đề, khó khăn, mất mát và thất bại trong cuộc đời của chúng ta. Nếu chúng ta không thể đi theo Con Đường Trung Đạo, thì bất cứ điều gì chúng ta làm, chúng ta sẽ làm với tà kiến và dính mắc.
Sự thật là không có Tôi, không có Bạn, không có sở hữu của Tôi, không có sở hữu của Bạn, không có cái gì hay ai cả, không có chúng sanh hay phi chúng sanh nào là thật sự hiện hữu. Chúng ta cần phải có được khả năng nhìn nhận trên phương diện của bản chất tự nhiên vô thường, luôn biến đổi [tục đế] và bản chất thường hằng [chân đế]. Còn nếu như chúng ta không hiểu biết Con Đường Trung Đạo, chúng ta sẽ chỉ chấp nhận lý thuyết này bằng cách chối bỏ quy định, luật lệ của xã hội. Hoặc ngược lại, khi chúng ta chỉ bám chấp vào quy luật, chuẩn mực của xã hội, chúng ta sẽ chối bỏ sự thật về cách nhìn nhận của bản chất tự nhiên vô thường. Đến khi chúng ta có khả năng chỉ sử dụng mà thôi với chánh kiến, và chỉ khi chúng ta có thể sử dụng mà thôi với chánh niệm và xả ly bằng sự hay biết về trạng thái tâm trong giây phút hiện tại, dù cho đó là trạng thái ưa thích, ghét bỏ hay thất niệm [thì chúng ta sẽ hiểu về Con Đường Trung Đạo]
Việc sử dụng sai lầm thực sự là vấn đề. Cả hai thứ: quy luật của tự nhiên vô thường và quy luật, chuẩn mực của xã hội đều không phải để chúng ta chối bỏ hay dính mắc, mà chỉ để sử dụng mà thôi. Nếu chúng ta có khả năng sử dụng cả hai điều trên một cách đúng đắn, đó mới là Hiểu Biết Chân Chánh (Giác Ngộ). Và đồng thời, chúng ta cũng có thể thành đạt trong đời sống thế gian.
Để giải quyết vấn đề do sử dụng sai phương pháp này, tôi đã luôn luôn thành lập thêm nhiều trung tâm Thabarwa mới. Tôi chịu tránh nhiệm cho tất cả các trung tâm Thabarwa. Vậy nên, tôi có thể tự do làm được rất nhiều thiện pháp. Tôi không có cơ hội làm được như vậy ở những tổ chức khác. Mô hình mọi người cùng nhau chỉnh sửa lỗi lầm tại trung tâm thiền này thực sự rất hiệu quả. Do đó, ngày càng có nhiều người đến làm tình nguyện tại các trung tâm Thabarwa, bố thí – cúng dường cho trung tâm và thực hành thiền, trì giới. Trung tâm Thabarwa đại diện tất cả mọi người và tất cả các tổ chức khác. Ở đây chúng tôi nỗ lực giải quyết mọi vấn đề cho tất cả, chứ không chỉ cho chúng tôi. Theo cách đó, trung tâm Thabarwa có thể đi theo con đường Trung Đạo bằng việc thực hành toàn bộ các loại hình phước thiện, và cả làm từ thiện bảo trợ xã hội. Nếu trung tâm Thabarwa có thể làm các thiện pháp theo phương pháp đúng đắn (tức “chỉ làm mà thôi”), những người khác và tổ chức khác cũng có thể làm được. Bằng cách này, ngày càng có nhiều người gặp thuận lợi trong cả việc làm thiện pháp để thành tựu trên con đường tầm cầu giải thoát và cả đời sống thế gian. Khi chúng ta đang thực hành theo Con Đường Trung Đạo, nếu chúng ta đạt được những thành tựu chân chánh, chúng ta có thể chia sẻ với những người khác để đạt được thành công tương tự. Nếu chúng ta đạt được thành tựu trên cấp độ nhóm hoặc tổ chức, thì chúng ta có thể chia sẻ với những nhóm hoặc tổ chức khác. Nếu chúng ta đạt được thành tựu trên cấp độ quốc gia, thì chúng ta có thể chia sẻ với những quốc gia khác. Nếu ngày càng có nhiều quốc gia đạt được thành tựu, chúng ta chắc chắn sẽ thành công trên toàn cầu. Theo cách thức này, việc làm thiện pháp vì cả hai mục tiêu “từ thiện” và “giải thoát” sẽ trở nên dễ dàng. Chắc chắn rằng càng lúc càng có nhiều người nhận được quả lành từ đó.
Đó là lý do mà chúng ta cần nỗ lực hết mình để làm thiện pháp. Nếu chúng ta không thể chấp nhận sự thật về bản chất vô thường, rằng: “Không có Tôi, không có Bạn, không có sở hữu của Tôi, không có sở hữu của Bạn”. Khi nào chúng ta vẫn chưa thể lọc bớt tam độc tham, sân, si thì tâm của chúng ta sẽ không bao giờ khỏe khoắn. Tập cách chấp nhận sự thật về bản chất vô thường là vì lợi lạc cho sức khỏe và thịnh vượng của tâm trí. Khi tâm định tĩnh chính là tâm thịnh vượng, hoàn chỉnh, không cần gì nữa cả. Nếu tâm bất ổn, con người sinh ra nhiều mối bận tâm. Chúng ta quy phục bản ngã và bận rộn đáp ứng ham muốn của tâm. Khi tâm còn dao động, thì chúng ta sẽ sinh ra ham muốn không ngơi. Chúng ta cũng sẽ bận rộn lo toan không dứt. Nếu chúng ta bận lòng bởi trách nhiệm trước xã hội, vì một đời sống giàu có và khỏe mạnh, đó là những lo toan vật chất. Hoặc nếu chúng ta chối bỏ trách nhiệm của một đời người, chúng ta sẽ không được giàu có và khỏe mạnh. […] Cả hai điều ấy đều có điểm thiết thực riêng. Vì vậy nên chúng ta nên cố gắng sử dụng cả hai lý thuyết trên với phương pháp đúng đắn “chỉ làm mà thôi”.
Thông thường, chúng ta chỉ dùng một chiếc loa với một dây dẫn trong thiền đường. Nhưng ở một số thiền viện, việc giảng Pháp không phải chỉ dành cho thiền sinh bên trong mà còn cho quý đạo hữu ở bên ngoài. Cụ thể là ở Miến Điện, khi đến giờ giảng Pháp, chúng tôi dùng loa phóng thanh cho cả khu làng nghe. Bằng cách làm này, đạo hữu ở xa được nghe giảng rõ ràng, nhưng hội chúng trong thiền đường không nghe rõ lắm. Nếu chúng ta chỉ quan tâm người ở xa, những người ở gần sẽ chịu thiệt. Nếu chúng ta chỉ quan tâm người ở gần, những người ở xa sẽ chịu thiệt. Hơn nữa, khi dùng chức năng phát sóng trực tiếp trên Facebook để lan tỏa đến hội chúng từ nhiều quốc gia khác, chỉ một chiếc loa thôi thì không đủ. Có thể đủ đối với hội chúng tại thiền đường nhưng khi phát sóng thì chất lượng âm thanh lại rất kém. Thế là chúng tôi phải dùng hai chiếc loa, hai đường dây với hai micro cùng lúc. Đây là cách làm việc theo tinh thần tập thể cho tất cả thiền sinh thính pháp ở khoảng cách gần cũng như xa. Làm như vậy thì chúng ta càng bận bịu hơn nhưng đạt được hiệu quả to lớn. Bằng cách này, chúng ta có thể tích lũy thêm nhiều công đức và quả lành.
Tại khóa thiền này, thông thường chúng ta chỉ sử dụng hai thứ tiếng: Anh ngữ và Việt ngữ. Như vậy thì lợi lạc cho thiền sinh người Việt, nhưng lại là bất lợi cho những thiền sinh người Miến và người Thái không hiểu được tiếng Anh. Việc thông dịch ra 4 thứ tiếng một lúc, Thái – Việt – Miến – Anh, chính là làm việc đội nhóm. Tuy là chúng ta bận rộn hơn, nhưng lại đạt được hiệu quả tốt hơn. Không chỉ riêng thiền sinh Việt Nam mà cả thiền sinh người Thái, người Miến cũng có cơ hội hiểu biết về con đường trung đạo tức chỉ làm mà thôi. Nếu càng có nhiều người bước theo con đường trung đạo, thì mục tiêu giải thoát, giác ngộ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo phương pháp này, đặc biệt là ở trung tâm Thabarwa, trong hầu hết mọi hoạt động, chúng tôi chú trọng vào làm việc cùng nhau bất kể người nào, nơi nào hay điều kiện gì. Lợi ích và thành quả của việc này thật là tuyệt diệu.
Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara
Thiền viện Phước Sơn – 08/01/2020
Trần Châm ghi – Sayalay Anicca Nani dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara
——————————-
THE MIDDLE WAY
Trần Châm transcibe
Phước Sơn monastery – 08/01/2020
The real problem is not knowing the Middle way. Which is doing or not doing only; experiencing or not experiencing only; knowing or not knowing only; using or not using only. This middle way method is the most important of all. If we can’t follow the Middle way, we will follow only this way or that way. If we follow this way, we will reject the other ways. If we are taking care only of ourselves, we will reject taking care of the others. If we are taking care of the others, we will reject taking of ourselves. There will be imbalance, rejecting or attaching mistake. That mistake will create problems, difficulties, losts, failures in our life. If we can not follow the middle way, whatever we do, we will do with wrong view and attachment.
No I, no you, not mine, not yours, not something, not someone, no living being, no non-living being are truth. If we are able to see from the side of impermanent nature and permanent nature. But If we can’t understand the middle way, we will accept this theory by rejecting law and regulation of the society. If we are grasping law and regulation of the society, we will reject the truth of seeing from the side of impermanent nature.Only when we are able to be using only with right view and only when we are able to use with mindfulness and detachment by knowing our present condition of the mind, whether there is like or dislike or absence of mindfulness [then we can understand the Middle way].
Misusing is the real the problem. Both the law of impermanent nature and the law of society are not to reject and attach. To being used only. If we are able to use both in the right way, we can get enlightenment. Besides we can get success in the society also. In order to solve this problem of misusing, I had to establish new the Thabarwa centers all the time. I am responsible for all the Thabarwa centers. That’s why I can do many right things freely. I can’t have this chance in other organizations. This kind of correcting the mistakes together at the mediation center is really effective. That’s why more and more people are volunteering in the Thabarwa center, donating to the center, practicing meditation by keeping precepts. The Thabarwa center emphasize represent everyone and all organizations. Thabarwa center try to solve all the problems, not only our own. That’s why the Thabarwa Center can follow the Middle way in both doing all kinds of good deeds, including social welfare. If Thabarwa center can do both kind of good deeds in the right way of doing only, the other people and other organizations will not be difficult to do. In this way, more and more people will be easy to get success both in doing good deeds to get enlightenment and social activities. When we are practicing the Middle way, if we can get right way successfuly. We can share the other ones to get right way successfuly. If we can get success of group or organizations, we can share the other groups or organizations. We can help the other groups or organizations to get success. If we can get success countrywide, we can help the other countries, to get success of countrywide. If more and more country can get success. In the country, we are sure to get success worldwide. In this way doing good deeds for both, worldly affairs and enlightenment will be easy. More and more people can get good results for sure.
That’s why we have to try hard in doing good deeds. If we can not accept the truth of impermanent nature which is no I, no you, not mine, not yours. We can’t reduce our anger, greed, and delusion. Our mind will never be healthy. Accepting the truth of impermanent nature is for the benefit of health and wealth of the mind. If the mind is stable, it is wealthy, It’s complete. It needs nothing to do. Because of being instability of the mind, we are busy. We obey to fulfill the “I”. We are busy to obey to fulfill the needs of the mind. If the mind is unstable, we will be endless desires. We will also be busy endlessly. If we are thinking responsibly for what we do in the society, for the healthy and wealthy life. It is concerned with the material. If we reject thinking responsibly for the human being, we can not be healthy and wealthy. If we reject to accept the truth of no I, no you, not mine, not yours, our mind will never be healthy and wealthy. Both are necessary in its own way. Therefore, we should try to use both theory in the right way of doing only.
Traditionally, we use only one speaker and one line in Dhamma Hall. But in some monastery, teaching not only for the meditator in dhamma hall, but also for the outside. Especialy, in Myanmar, when there is the dhamma talk in the monastery, we use loud speakers for the whole village. By doing like this, people from far away can hear clearly but audiences in Dhamma can not hear very well. If we emphasize far the way, there will be weakness for nearby. If we emphasize nearby, there will be weakness for far away. Beside, when we are using Livestream on Facebook for the audiences from other countries, one speaker is not enough. It will be enough for the people in the Dhamma hall, but for Livestream the sound will not be good enough. We have to use two speakers, two lines, two microphones together. This is teamwork together for the meditators nere and far away. It will make us busier but more effective. By doing so, we can accumulate more merits or good deeds.
Here in this retreat, traditionally we use two languages Vietnamese and English. It is good for the vietnamese yogis but for the Burmese and Thai who can’t understand Vietnamese, and English. They have difficulty. By translateing into 4 languages: Thai, Vietnamese, Burmese, English. It became teamworks. It make us more busy, but it is much more effective. Not only vietnamese yogis, but also Thai, Burmese yogis also have chance to understand the middle way which is doing only. If more and more people are following the Middle way, It will be more easy to get enlightenment. It is this method which we emphasize in, especially in the Thabarwa center. In most of activities, we try to do together with anyone and anywhere and any condition. The benefits or results is amazing.
– Sayadaw Ashin Ottamathara –