CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO

Thiền sư có nói rằng: “Trước khi dạy cho quý vị về con đường trung đạo, tôi đã phải dạy theo phương pháp này hay phương pháp khác trong nhiều năm”. Con xin được hỏi rằng con đường trung đạo là gì? Nếu chúng con hành theo con đường trung đạo và không theo con đường trung đạo thì khác nhau như thế nào?

 

Khi hành thiền, tôi đã phải nghe các bài pháp của các vị thiền sư và hầu hết các lời chỉ dạy là về phương pháp này hay phương pháp kia. Chúng ta phải thực hành để có khả năng theo con đường trung đạo. Để theo con đường trung đạo, chúng ta phải áp dụng phương pháp này hay phương pháp kia một cách đúng đắn, không dính mắc, không chối bỏ. Nếu chúng ta lựa chọn một phương pháp và chối bỏ các phương pháp còn lại thì đó là sai, nếu chọn một vị thầy và chối bỏ các vị thiền sư khác là sai. Nếu dính mắc vào ai đó, chúng ta sẽ chối bỏ những người khác. Nếu dính mắc vào phương pháp, chúng ta sẽ chối bỏ những phương pháp khác; nếu dính mắc vào nơi chốn thì sẽ chối bỏ những nơi chốn khác. Vận dụng một phương pháp với sự dính mắc thì không phải con đường trung đạo, sử dụng cuộc sống của chúng ta với sự dính mắc thì không phải là chỉ sử dụng mà thôi, sử dụng gia đình với sự dính mắc thì đó không phải là theo con đường trung đạo.

Để đi theo con đường trung đạo, chúng ta cần phải xả ly khỏi phương pháp, nơi chốn, xả ly khỏi những gì đang diễn ra mà chúng ta trải nghiệm và phải xả ly khỏi bản thân. Để xả ly khỏi người, vật, xả ly khỏi các hành động, chúng ta phải sử dụng hiểu biết đúng là chỉ làm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ biết mà thôi và chỉ trải nghiệm mà thôi; không phải là ai đó, cái gì đó, không phải là tôi, không phải là cái gì đó của tôi. Con đường trung đạo là chỉ sử dụng, chỉ trải nghiệm mà thôi, chỉ làm mà thôi, chỉ biết mà thôi, không dính mắc cũng không chối bỏ; chúng ta cần liễu ngộ con đường trung đạo và cố gắng thực hành theo con đường trung đạo. Khi tôi bắt đầu hành thiền là thời điểm tôi còn làm kinh doanh chứ không phải là một thiền sư; vì vậy, tôi không thể dạy thiền cho đến khi tôi trở thành nhà sư. Tôi đã phải nghe rất nhiều những lời dạy của ngài Mogok và ngài Theingu. Do đó, khi tôi bắt đầu dạy thiền, tôi đã cố gắng dạy theo cách của ngài Mogok và sau khi đã biết cách dạy theo ngài Mogok thì tôi cố gắng dạy con đường trung đạo.

Con đường trung đạo thì không giống như phương pháp này hay phương pháp khác và chính nó cũng không phải là một phương pháp khác. Con đường trung đạo và phương pháp này hay phương pháp khác có sự liên kết với nhau, có sự kết nối với nhau. Chúng ta không thể tách biệt con đường trung đạo với phương pháp này hay phương pháp khác, nếu sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác theo cách thông thường thì đó không phải là theo con đường trung đạo. Nếu chúng ta cố gắng sử dụng cách này hay cách với hiểu biết đúng và sự xả ly thì đó là con đường trung đạo. Nếu hành thiền theo một phương pháp cùng với sự hiểu biết sai lầm, với dính mắc thì đó không phải là con đường trung đạo. Nếu chúng ta hành thiền với sự hiểu biết đúng cùng xả ly thì là đang theo con đường trung đạo.

Chúng ta cần sử dụng cuộc sống của người thiền sinh hay sử dụng thời khóa hành thiền, nơi chốn, phương pháp cùng hiểu biết đúng và sự xả ly. Nếu chúng ra theo con đường trung đạo thì sẽ có sự giác ngộ và xả ly ở cuối con đường, nếu không theo con đường trung đạo thì chúng ta cần phải tiếp tục duy trì con đường thực hành của mình không ngừng nghỉ.

Thiền sư Ottamathara

27/03/2016, Việt Nam
Xin cảm ơn quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app