TRÌNH PHÁP: CÁCH ĐỂ TIẾN BỘ TRONG HÀNH THIỀN?

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Con xin đảnh lễ Ngài thiền sư với hết lòng thành kính. Bạch Ngài chỉ bày cho con, nếu con muốn đạt được sự tiến bộ trong việc hành thiền thì con phải làm sao? Con cảm ơn Ngài!

 

Rất khó để diễn giải chi tiết về công phu thiền tập. Có những ấn phẩm Pháp học về thiền, trong đó có những cuốn được viết bởi những vị tăng có trình độ Phật học uyên thâm. Họ cũng dày công thực hành miên mật. Nếu người hỏi câu hỏi này muốn biết về lí thuyết hướng dẫn thôi thì nên đọc sách và nghe Pháp thêm. Còn nếu bạn muốn thực hành, cách tốt hơn là đến Miến Điện hoặc Thái Lan, trú tại trung tâm thiền, tại những thiền viện danh tiếng và học từ chính sự thực hành của mình; để trở thành thiền sinh miên mật và tinh tấn, để tự tu tập thông qua việc đọc sách và nghe Pháp thoại. Chẳng dễ để được thuận duyên thực hành, nhưng các nhân duyên đang thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thời điểm hiện tại đã là khá thuận tiện so với trước đây. Nên những ai muốn làm thiện pháp một cách lyên tục mà vẫn chờ đợi thời điểm thuận lợi chứ không thực hành ngay thì thực sự sai lầm; nếu đã không dám thực hành nghiêm túc trong hiện tại thì tương lai cũng vậy. Cứ như thế, họ sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tu tập. Thời điểm chúng ta có nhân duyên với thiền chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu thực hành. Chúng ta không nên lãng phí thời gian, đừng mãi nghĩ về tương lai.

Vì những khó khăn trong quá trình tu tập, tôi đang cố gắng giúp thiền sinh thay đổi phương thức thực hành. Tôi hướng dẫn họ không chỉ hành thiền mà còn chia sẻ những gì họ có, chia sẻ sự hiểu biết, làm những việc thiện nguyện cho cá nhân hoặc tổ chức cần giúp đỡ, giữ giới: năm giới đối với cư sĩ, tám giới đối với tu nữ và 227 giới hoặc Vinaya dành cho chư tăng. Tôi cũng giúp họ thay đổi dính mắc về việc hành thiền độc cư trong rừng hay trung tâm thiền mà thay vào đó là hành thiền ở nơi phố thị, ngay tại tư gia, trong đời sống thường ngày… với mục tiêu kết nối nơi này với nơi khác, người này với người khác, tổ chức này với tổ chức khác, hoạt động này với hoạt động khác. Bởi vì tôi đã tự mình trải nghiệm, nên tôi hiểu được đây là cách rất hiệu quả cho hầu hết mọi người. Chúng ta càng nhấn mạnh việc hành thiền, sẽ càng dính mắc vào đó, và chúng ta có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Mặt bằng chung về chất lượng của thiền sinh hiện nay không cao, hiểu biết của họ về hành thiền cũng không trọn vẹn. Thế nên để có thể đạt được tiêu chuẩn của một hành giả đúng nghĩa, chúng ta cần khắc phục những lỗi sai cố hữu của thiền sinh. Từ đó chắc chắn sự tu tập sẽ được được thành tựu. Việc tập trung thực hành mọi loại thiện pháp bao gồm cả hành thiền sẽ rất hữu dụng để nâng cao chất lượng thiền sinh. Do đó chúng ta cần nhấn mạnh vừa hành thiền vừa thực hành thiện pháp, cần chú trọng cả hai mặt đó. Dù đang ở trình độ nào, bạn cũng nên vừa là hành giả vừa là tình nguyện viên. Bằng cách này, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành những thiền sinh thực thụ và đồng thời là những tình nguyện viên thực thụ.

Việc chỉ trở thành một hành giả chuyên tu gần như bất khả thi vào lúc này. Đó là lí do tại sao chúng ta nên nhấn mạnh việc thực hành cả hai, hành thiền và làm các việc thiện nguyện. Xả ly khỏi xã hội là một việc rất khó đối với người cư sĩ. Nhưng hoàn toàn khả thi đối với chúng ta trong tư cách một hành giả, là một tình nguyện viên, là Tự nhiên vô thường. Chúng ta chỉ cần thay đổi góc nhìn của mình. Khi là cư sĩ, chúng ta cần lao động để có tiền hoặc vì trách nhiệm xã hội chứ không phải cho phước báu, cho thiện pháp. Khi là thiền sinh hay tình nguyện viên, chúng ta làm để tích lũy phước báu. Bạn cũng đừng chối bỏ giới luật. Thông qua việc trì giới cùng thực hành chánh niệm và xả ly, chúng ta không cần thay đổi cuộc sống hay công việc, chỉ cần thay đổi góc nhìn của một cư sĩ sang góc nhìn của một thiền sinh hay một tình nguyện viên. Bằng cách này, giá trị của chúng ta cũng sẽ thay đổi. Giá trị của giáo dục, kinh tế, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, nghệ thuật, chính trị, v.v… đều có giới hạn, nên đời sống và giá trị của một cư sĩ cũng có giới hạn. Giá trị của sự bố thí, sự chia sẻ, đùm bọc mà không mưu cầu; giá trị của việc giữ giới; giá trị của sự bình tâm, thanh lọc tâm… thì không có giới hạn. Nếu chúng ta có khả năng thay đổi sang góc nhìn của một thiền sinh hay tình nguyện viên, chúng ta chắc chắn xả ly được khỏi đời sống thế gian, và có khả năng trở thành những thiền giả và thiện giả thực thụ.

Thiền sư Ottamathara

09/01/20 – Thiền viện Phước Sơn, Việt Nam
Stephan Redko ghi – Kha Nguyen dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app