Nội Dung Chính
Xá-Lợi của Vị A-La-Hán
Nhờ đã có một thời gian tu tập, nên khi nghe xong bài kệ, Tissa trở thành một bậc Thánh A-la-hán, và nhập diệt. Đức Phật cho thiêu xác của vị ấy và an trí xương cốt (xá-lợi) trong một ngôi tháp (cetiya). Những miếng xương còn lại sau khi hoả thiêu nhục thân của một vị A-la-hán là những gì chúng ta gọi là xá-lợi. Người Phật tử Miến thường tin rằng xá-lợi của các vị A-la-hán là những vật thể hì nh cầu giống như xá-lợi của Đức Phật. Điều này không đúng. Chỉ có xá lợi của Đức Phật là hơi giống những viên bi nhỏ như kết quả của ước nguyện của ngài. Khi chúng tôi đi đến Calcutta để cung nghinh xá-lợi của hai vị thượng thủ thanh văn về Miến Điện, chúng tôi thấy chúng cũng giống như những miếng xương bình thường. Chắc chắn xá-lợi của các vị A-la-hán khác cũng vậy, không hơn gì những miếng xương người. Theo đức tin phổ biến thì xá-lợi của một vị Thánh đáng kính sẽ biến thành dạng những viên bi sau khi hoả thiêu, và do đó, dễ bị nhầm lẫn với những hạt muối.
Tiền Kiếp Của Tissa
Sau đó các vị Tỳ-kheo bạch hỏi Đức Phật về số phận của người bạn đồng phạm hạnh vừa mất. Đức Phật nói rằng vị ấy đã đạt đến Niết Bàn. Các vị Tỳ-kheo thắc mắc không hiểu vì sao Tissa phải chịu khổ đau nhiều như vậy bất chấp tiềm năng đắc thánh quả của vị ấy.
Theo Đức Phật, Tissa là một người đánh bẫy chim trong thời Đức Phật Kassapa. Hàng ngày ông đã giết và bán không biết bao nhiêu là chim. Số chim cò n ạli không bán được ngày hôm đó, ông sẽ bẻ gãy cánh và chân của chúng để cho chúng khỏi bay đi. Có lẽ, thời đó không có những tủ ướp lạnh nên không còn cách nào khác để giữ cho những con chim được tươi sống như vậy. Do ác nghiệp làm tổn thương và giết hại chim chóc này ông đã phải chịu khổ ở địa ngục trong một thời gian lâu dài, và khi được tái sanh trong cõi nhân loại, ông mắc rất nhiều chứng bệnh, thậm chí trong kiếp cuối của ông ác nghiệp giết chim này đã thể hiện ra cho đến kỳ cùng của nó. Còn về việc chứng đắc A-la-hán Thánh quả của Tissa, Đức Phật nói, một phần do sự cúng dường thức ăn đến một vị A-la-hán và một phần là do nguyện lực của vị ấy trong kiếp làm người đánh bẫy chim đó.
Những người có lòng nhân từ và tránh bạo hành sẽ không bị ốm đau và yếu đuối trong các kiếp sống tương lai giống như Trưởng lão Bakula (Bakula là một vị Tỳ-kheo thời Đức Phật được tuyên bố là vô bệnh đệ nhất. Câu chuyện đầy đủ của ngài có thể xem trong Vận Hành Của Nghiệp tập II, trang 603). Lúc ở Moulmein, chúng tôi có gặp một người phụ nữ mà sức khoẻ của bà rất đáng kinh ngạc. Bà khoảng trên sáu mươi tuổi và chưa bao giờ dùng đến một viên thuốc nào, cũng chẳng hề đau ốm dù chỉ là đau đầu hay cảm lạnh. Vùng tôi sống ở Moulmein là một vùng bị bệnh sốt rét tàn phá, bản thân tôi cứ hai ba tháng lại bị tấn công một lần nhưng người phụ nữ ấy không hề mắc bệnh sốt rét dù cả đời sống ở đó. Sức khoẻ của bà có lẽ là do thực hành pháp không bạo hành và có lò ng nhân ái trong tiền kiếp.
Vì thế, để có thể có được sức khoẻ tốt và vô bệnh quý vị nên sống một đời sống không bạo hành và có lò ng nhân ái.