Lối Sống Đoạn Giảm Phiền Não

Kinh đề cập đến bốn mươi bốn loại hành vi, lời nói và nghĩ bất thiện mà chúng ta phải tránh để vượt qua những phiền não. Bốn mươi bốn loại ấy như sau:

1/ Bạo hành (vihiṁsā). 2/ Sát sanh (pānāṭipāta). 3/ Trộm cắp (adinādāna). 4/ không phạm hạnh hay dâm ô (abrahmacariya). 5/ Nói dối (musāvāda). 6/ Nói đâm thọc (pisunāvācā). 7/Nói lời thô ác (pharusavācā). 8/ Nói lời vô ích (samphappalāpa). 9/ tham dục (abhijjhā). 10/ sân tâm (vyāpāda) 11/ tà kiến (micchādiṭṭhi) 12/ tà tư duy (micchāsaṅkappa). 13/ Tà ngữ (micchhāvācā). 14/ Tà nghiệp (micchākammanta). 15/ Tà mạng (micchājīva). 16/ Tà tinh tấn (micchāvāyāma). 17/ Tà niệm (micchāsati) 18. Tà định (micchāsamādhi) 19. Tà trí (micchāñāṇa). 20/ Tà giải thoát (micchāvimutti). 21/ hôn trầm thụy miên (thīnamiddha). 22/ Trạo cử Hối quá (uddhacca) 23/ Nghi hoặc (vicikicchā). 24/ Phẫn nộ (kodha). 25/ Oán hận (upanāha). 26/ Phản phúc (makkha). 27/ Hiểm độc (paḷāsa) 28/ Tật đố (issā) 29/ Xan tham (macchariya) 30/ Đạo đức giả hay lường gạt (sāṭheyya). 31/ Man trá (māyā). 32/ Cứng đầu (thambha). 33/ Quá mạn (atimāna). 34/ Khó nói (dubbacata dovacassatā). 35/ pāpamitta (ác hữu). 36/ Dễ duôi (pamadā). 37/ Bất tín (asaddhatā). 38/ Vô tàm (ahirikā). 39/ Vô quý (anottappa). 40/ Ít nghe (appasutata) 41/ Biếng nhác ( kosajja). 42/ Thất niệm (mutthasacca). 43/ Liệt tuệ (duppaññatā). 44/ Tin mù quáng (sandiṭṭhiparāmāsa).

Giải Rộng Về Việc Thực Hành Đoạn Giảm

Jhāna (thiền định) tự nó không bảo đảm sự diệt hoàn toàn của những phiền não. Để diệt chúng, người hành thiền đò i hỏi phải có sự rèn luyện bản thân trong nếp sống giới, định, tuệ đi ngược lại với chúng. Và ít nhất cũng phải đạt đến tầng thánh thứ nhất, tức nhập lưu thánh đạo. Ở giai đoạn nhập lưu này, những tà kiến, những đức tin mù quáng, hoài nghi, ước muốn sát sanh, nói chung tất cả những phiền não nào có khả năng đưa một người vào những cõi sống thấp thỏi (địa ngục, ngạ quỷ,…) đã được bứng gốc. Sự diệt này hết sức quan trọng. Đắc thiền, hoặc có các năng lực thần thông và hào quang mà không diệt được những phiền não thì cũng không có giá trị gì.

Đối với những người hành thiền ngoài Phật giáo, việc chứng thiền và duy trì được thiền đó cho đến lúc chết có nghĩa là sẽ được tái sanh vào các cõi Phạm Thiên và sống một cuộc sống trường thọ ở đó. Nhưng đúng thời, người ấy sẽ phải quay trở lại cõi người hay cõi chư thiên và lúc đó sự khuynh hướng về các dục lạc và những ác nghiệp của người ấy có thể sẽ đưa họ trở lại những cõi sống thấp hơn. Lại nữa người hành thiền trong Phật giáo nếu có sự tự mãn do chứng thiền cũng ở trong tì nh trạng không khá hơn gì người hành thiền ngoài Phật giáo, nghĩa là họ vẫn có nguy cơ bị rơi vào những cõi sống thấp kém. Nhưng nếu người ấy hành thiền minh sát trên căn bản của bậc thiền (jhāna) đã chứng, người ấy có thể thoát khỏi nguy cơ này. Vì thế, Đức Phật khuyên các vị đệ tử của ngài không nên tự tin về những thiền chứng của mì nh mà phải thực hành pháp đoạn giảm (Sallekha dhamma), vốn sẽ bảo đảm sự diệt hoàn toàn của những khuynh hướng bất thiện. 

Không bạo hành (Avihiṁsā, 無害, 不殺, vô hại, bất sát)

Giới thứ nhất Đức Phật chỉ thị cho đệ tử của ngài là giới không bạo hành (Avihiṁsā). Chúng ta phải tránh làm tổn thương đến bất kỳ chúng sanh nào, đơn giản là vì chúng ta không muốn bị người khác làm hại và vì nguyên ắtc bất sát này có thể được tất cả mọi chúng sanh chấp nhận.

Ấn-Độ rất tôn trọng nguyên tắc không bạo hành này. Nó đứng đầu trong năm giới chính mà những tín đồ của đạo Jain hay Kỳ-na-giáo phải tuân theo. Tuy nhiên sự giải thích về giới không bạo hành của những người Kỳ-na-giáo rất cực đoan. Theo quan niệm của họ, nước lạnh, cỏ xanh hay cây xanh, và đất là những vật hữu tì nh và vì ếthchúng ta không nên làm tổn hại chúng. Giới luật cấm huỷ diệt cỏ, cây và đào đất được chỉ định để tránh sự chỉ trích (của người thế tục) và ác tâm. Trong thực tế, cỏ cây và đất không phải là những vật hữu tì nh, vì ếthngười không phải Tỳ-kheo chặt cây hay đào đất không thể nói là đã phạm vào điều ác. Nhưng Đạo Phật yêu cầu chúng ta không nên làm tổn thương bất cứ hữu tình chúng sanh nào, dù lớn hay nhỏ, có thể hiểu đó là những sinh vật nhạy cảm với lạc và khổ.

Không bạo hành hay bất sát có khả năng hơn jhāna (thiền định). Để hiểu được điều này chúng ta phải nhớ rằng có ba cấp độ của phiền não bạo hành. Thứ nhất, chúng ta có loại phiền não ở cấp độ vi phạm, vītikkamakilesā, có nghĩa là chúng ta đã làm tổn thương một chúng sanh khác bằng thân hay bằng lời nói. Đối trị lại loại phiền não này là Giới. Một người biết trọng nhân cách đạo đức của mì nh sẽ không làm tổn thương người khác. Người ấy có thể có ác tâm nhưng do thức đạo đức người ấy không trút nó ra bằng hành động hoặc lời nói.

Những ý nghĩ bạo hành mà chúng ta nuôi dưỡng trong tâm được gọi là phiền não tại triền, hay phiền não bột khởi pariyuṭṭhāna kilesā. Chúng ta vượt qua được loại phiền não này bằng cận định (upacāra-samādhi) và an chỉ định (appanāsamādhi). Tập trung trên một đối tượng hay trên hơi thở vô – ra cũng giúp chúng ta kháng lại được những ý nghĩ bất thiện này. Đây gọi là vượt qua phiền não bằng trấn phục đoạn trừ (vikkhambhanappahāna 鎮伏捨断, trấn phục xả đoạn), một sự đoạn trừ mà các bản chú giải ví nó giống như đẩy đám rong rêu trong một cái hồ sang một bên bằng cách ném vào đó một cái bì nh. Với trạng thái tâm hậu-thiền (tâm sau khi đắc thiền) này người hành thiền có thể thoát khỏi ác tâm trong nhiều năm, nhưng cũng giống như mặt nước không bao lâu sẽ bị rong rêu bao phủ trở lại như thế nào, tâm người hành thiền cũng sẽ bị ô nhiễm trở lại như vậy khi có điều kiện cho phiền não khởi lên như trong trường hợp của hai vị sư Tích Lan có thần thông đã nói ở trên.

Ngủ ngầm trong tâm một người không quán các hiện tượng tâm-vật lý (danh và sắc) phát sanh từ sáu căn hay trong một người vẫn chưa đạt đến giai đoạn Bất-lai (Anāgāmi) là những ước muốn bạo hành mà dưới những hoàn cảnh thuận lợi có thể bộc lộ ra. Từ Pāḷi trỏ loại phiền não này là phiền não ngủ ngầm (anusayakilesā). Một sự kiện tâm-vật lý thoát khỏi sự chú ý của chúng ta và tạm thời để cho chúng ta không bị ảnh hưởng, nhưng khi nó được hồi tưởng lại, nó có thể khiến cho chúng ta nổi sân. Loại phiền não ngủ ngầm như vậy phải được trừ diệt bằng minh sát trí. Một người hành thiền luôn luôn quan sát các hiện tượng tâm-vật lý sẽ không bị khó chịu khi đối diện với một trần cảnh dễ công kích. Đối với vị ấy mọi vật đều thoáng qua, phải chịu vô thường, khổ, và vô ngã. Vì thế, sự tiếp xúc hay hồi tưởng về nó không làm cho người ấy nóng giận được. Đây là cách vượt qua loại phiền não vi phạm bằng thiền và được gọi là nhất thời đoạn trừ hay bỉ phần xả đoạn (tadaṅga pahāna, 彼分舍断). Mỗi đối tượng mà một người không quan sát là một nguồn tiềm tàng của sân hận. Nhưng thiền là sự thực hành đoạn giảm cơ bản có thể giúp chúng ta dập tắt được nhân sanh của nó. Một khi người ta đã đạt đến tầng thánh thứ nhất, họ sẽ thoát khỏi những hì nh thức thô của sân hận vốn có thể đưa họ xuống các cõi thấp (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh,…). Ở tầng thánh thứ hai, Tư-đà-hàm hay Nhất-lai, sân hận suy yếu thêm nữa, và ở giai đoạn A-na-hàm nó bị diệt hoàn toàn. Thực hành đoạn giảm đò i hỏi người hành thiền phải tránh sự hung hăng và bạo hành cho đến khi chứng đắc A-na-hàm hay Bất-lai Thánh đạo. Chính vì vậy nó ưu việt hơn hẳn thiền định (Jhāna).

Những người hành thiền tại trung tâm thiền của chúng tôi đã hiến mì nh cho ốli sống đoạn giảm này. Thực hành đoạn giảm là một phần thiết yếu của Giới mà họ đã thọ trì . Trong đời sống hàng ngày, họ thường xuyên quan sát tất cả mọi cảm xúc và cảm thọ phát sanh do tiếp xúc với thế giới bên ngoài và mỗi sát-na chánh niệm có nghĩa là họ đã đè nén được sự hung hăng, công kích, và đúng thời đoạn trừ nó một cách hoàn toàn. Điều này phù hợp với lời dạy của Đức Phật trong kinh Đoạn Giảm (Sallekha).

“Người khác có thể bạo hành đối với các chúng sanh. Nhưng chúng ta sẽ không bạo hành đối với các chúng sanh. Các ngươi nên thực hành Pháp Đoạn Giảm vốn sẽ làm giảm bớt các phiền não như vậy.” 

Lời dạy này cũng áp dụng cho 43 phiền não khác đã nói ở trên. Liên quan đến các giai đoạn thực hành đoạn giảm, Đức Phật cũng dạy một số phương diện khác nữa.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app