Những Quan Niệm Sai Lầm Về Atta

Có số người xem thân xác vật lý này là atta (tự ngã) hay cái tôi, hay linh hồn. Chẳng hạn, khi họ co duỗi chân tay hay chuyển động chân tay họ tin rằng chính họ thực hiện những chuyển động ấy. Theo quan niệm này, atta với thân thể là một.

Theo một số người khác, atta không chỉ là thân thôi mà atta bao gồm cả thân lẫn sự liên hệ của nó với thân, giống như sự liên hệ của cây với cái bóng của nó vậy. Sự chuyển động của bất cứ thân phần nào không phải do atta làm mà do thân, một vật thuộc về atta, làm. Sự chuyển động xảy ra đúng theo ước muốn của atta. Như vậy, quan niệm này đã đồng nhất atta với tâm.

Lại có quan niệm khác cho rằng thân dựa vào atta giống như mùi hương dựa vào hoa mà có. Quan niệm này cũng xem tâm là một với atta.

Một số người khác tin rằng atta gắn liền với thân. Theo họ, atta dàn trải khắp toàn thân, kích cỡ của nó tuỳ thuộc vào kích cỡ của của thân này. Họ nói rằng atta nằm lặng lẽ trong hốc của trái tim giống như ánh sáng của ngọn lửa đang cháy trong một bầu không khí êm đềm vậy. Những niềm tin như vừa kể được thể hiện rõ trong văn học cổ điển Ấn Độ, và những quan niệm tương tợ về linh hồn cũng được tì m thấy ở một số các quốc gia khác.

Niềm tin vào tự ngã (atta) hay ngã kiến không thịnh hành trong một đất nước Phật Giáo như Miến Điện vì đạo Phật phản bác nó. Tuy nhiên vẫn có một số người tin vào sự hiện hữu của atta hay linh hồn (tiếng Miến: leipya) ở trong thân. Một số phụ nữ Miến đã nói về việc linh hồn bị ma quỷ làm cho hoảng hốt hay linh hồn bị ma quỷ bắt đi như thế nào. Nhiều người cò n mô ảt atta như một thực thể sống đi vào hay đi ra khỏi thân nữa.

Có bốn loại ngã kiến (niềm tin nơi tự ngã) tập trung vào thân. Ngã kiến thứ nhất xem thân là tự ngã trong khi ba ngã kiến cò n ạil đồng nhất tự ngã với tâm. Ba ngã kiến sau cũng có thể không liên quan gì đến tâm hoặc thân vì ngày nay những người tin nơi tự ngã khăng khăng cho rằng tự ngã không phải là thân cũng không phải là tâm. Bất chấp những phủ định này, niềm tin của họ cũng vẫn chỉ tập trung vào thân và tâm mà thôi.

Tương tự, có bốn loại ngã kiến liên quan đến cảm thọ; ngã kiến thứ nhất đồng nhất tự ngã với cảm thọ, “Chính tôi (tự ngã) cảm thấy đau. Chính tôi (tự ngã) cảm thấy hạnh phúc hay khổ đau”; ngã kiến thứ hai cho rằng tự ngã không là một với cảm thọ mà cảm thọ chỉ là thuộc tính hay vật sở hữu của nó (tức xem tự ngã có cảm thọ); ngã kiến thứ ba cho rằng cảm thọ nương vào tự ngã; và ngã kiến thứ tư cho rằng tự ngã nương vào cảm thọ.

Cũng vậy, có bốn loại ngã kiến liên quan đến tưởng (saññā), bốn loại ngã kiến liên quan đến các hành (saṅkhāras) và bốn loại ngã kiến liên quan đến thức (viññāṇa).

Tóm lại, có bốn loại ngã kiến tương ứng với mỗi trong năm uẩn và như vậy, chúng ta có cả thảy hai mươi loại ngã kiến (niềm tin vào tự ngã). Trong văn học Pāḷi những ngã kiến này được gọi là Ngã Kiến (attadiṭṭhi) hay Thân Kiến (sakkāyadiṭṭhi). Hàng phàm nhân thường không thoát khỏi những kiến chấp về tự ngã này. Cái khác duy nhất là một số bị nó thống trị trong khi số khác không chấp chặt vào nó mà thôi. Chỉ khi đạt đến Nhập Lưu Thánh Đạo (Sotapattimagga) chúng ta mới hoàn toàn thoát khỏi thân kiến này vậy.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app