“Cái Này Không Phải Là Tôi”

Lúc đó bạn sẽ biết được tính chất vô thường của năm uẩn và trí hiểu biết này là liều thuốc giải cho tính kiêu ngạo cũng như sự hay biết về cái chết sắp đến chắc chắn sẽ hoá giải thói tự phụ thất thường của bạn. Vì thế, bất cứ khi nào người hành thiền nhận thức rõ mọi vật đều phù du, vị ấy biết, “Cái này không phải là Tôi.”  Hơn nữa, vị ấy cũng nhận thức rõ được tính chất bất toại nguyện của mọi hiện tượng sanh và diệt. Vị ấy không xem bất kỳ đối tượng giác quan nào là của tôi, hay như một đối tượng của sự chấp thủ hay như một điều gì vị ấy có thể nương tựa vào được. Vì thế, khi vị ấy nhận thức được tính chất vô thường và bất toại nguyện của các pháp (mọi sự mọi vật), vị ấy suy nghĩ, “Cái này không phải của tôi.”  Lại nữa, vì lẽ các pháp mà hành giả quan sát trái ngược với những ước muốn của mì nh và diệt liền theo tự tánh của nó, vị ấy ngộ ra tính chất phù phiếm và phi ngã của các uẩn.

Sự chứng ngộ vô ngã (anatta, sự phi hữu của bản ngã) có tầm quan trọng rất lớn. Bất cứ khi nào người hành thiền quán ba đặc tướng của các uẩn và tuệ tri, “Cái này không phải của tôi. Cái này không phải là tôi,”  vị ấy sẽ không cò nảo tưởng về tự ngã đối với chúng. Vị ấy sẽ không xem mình như chủ thể thấy hay chủ thể nghe,… như vậy, nhờ hành thiền vị ấy sẽ tự giải thoát mì nh khỏi niềm tin vào ngã thể ngay trong lúc ấy.

Tuy nhiên sự diệt tạm thời của ảo tưởng về tự ngã này không có nghĩa là sự đoạn trừ hoàn toàn của nó. Ảo tưởng này sẽ phát sanh bất cứ khi nào người hành thiền không hiện quán năm uẩn. Minh sát trí về ba đặc tính của các uẩn cùng với sự sanh và diệt của chúng đúng thời sẽ dẫn đến Hoại Diệt Trí (bhaṅgañāṇa), một loại trí minh sát làm cho hành giả chỉ thấy sự tan hoại hay sự phân giải của các hiện tượng. Lúc này vị ấy sẽ thấy đối tượng giác quan cũng như tâm ghi nhận tan biến liên tục. Vị ấy hiểu rõ rằng mọi sự mọivật đều vô thường, bất toại nguyện, không có thực thể (vô ngã) và không đáng để chấp giữ. Sau đó Bố uý trí (bhayañāṇa), trí thấy

đặc tính đáng kinh sợ của các uẩn, sẽ phát sanh. Trí này dẫn đến Quá hoạn trí (ādīnavañāṇa), trí thấy những khuyết điểm hay lầm lỗi của các uẩn và từ trí này Yểm ly trí (nibbidāñāṇa), hay sự nhàm chán đối với các uẩn phát sanh. Lúc đó, người hành thiền muốn từ bỏ năm uẩn, như vậy dục thoát trí (muccitukamyatāñāṇa) đã phát sanh và vị ấy vận dụng tinh tấn nhiều hơn nữa để quán, đây là Phản khán trí hay Tỉnh sát trí (paṭisaṅkhāñāṇa). Trí này dẫn đến sự xả ly các uẩn, tức Hành xả trí (saṅkhārupekkhāñāṇa). Cùng với sự thành thục của Hành xả trí, Nhập lưu Thánh Đaọ trí sẽ xuất hiện khi người hành thiền thấy được sự an tịnh của Niết Bàn ở đây tất cả các hiện tượng tâm vật lý hay danh pháp và sắc pháp diệt hoàn toàn. Ở giai đoạn này, sự thấu thị ba đặc tính của hiện hữu đã đủ để diệt trừ ngã kiến. Theo Kinh Đoạn Giảm (Sallekha Sutta), trí biết (“Cái này không phải của Tôi” “Cái này không phải là Tôi” “Cái này không phải là tự ngã (atta) của tôi”) là đủ để vượt qua ảo tưởng về tự ngã. Một khi người hành thiền đã thấy Niết Bàn, thì việc họ có ảo tưởng về các uẩn là điều không thể xảy ra. Hay nói khác hơn ảo tưởng này đã bị diệt hoàn toàn và đây là câu trả lời của Đức Phật cho Cunda.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app