Quả Nghiệp của Sát Sanh

Đức Phật đã chỉ rõ những quả nghiệp của sát sanh và không sát sanh trong câu trả lời của ngài cho câu hỏi của thanh niên Subha về sự bất bình đẳng của con người. Có những nguyên nhân khác nhau cho những bất bình đẳng này. Chúng ta có thể giải thích nó theo những gì chúng ta quan sát về ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và môi trường xung quanh như thức ăn, v.v… Nhưng ngay cả một số cặp sinh đôi giống hệt nhau cũng không có cùng tuổi thọ và vì thế việc quan sát sự sống tự nó cũng không quyết định được những vấn đề khác biệt giữa con người. Kế tiếp chúng ta phải xét đến hai cách giải thích không liên quan gì đến các dữ kiện dựa trên kinh nghiệm. Một là sự giả định về Đấng Sáng Tạo thế gian và hai là quy luật Nhân Quả hay Nghiệp (Kamma).

Theo quan niệm đầu tiên, thế gian và tất cả con người đều do Thượng Đế, hay đấng Phạm Thiên (Brahmā) tạo ra. Niềm tin nơi đấng Sáng Tạo xuất hiện khá lâu trước khi Đạo Phật có mặt và được đề cập trong Kinh Ba-Lê (Pāthika) của Trường Bộ Kinh. Những người tin nơi Đấng Sáng Tạo cho rằng sự đoản thọ hay trường thọ của con người đã được Đấng Sáng Tạo định trước.

Những Đứa Bé Chết Non

Nhưng người ta sẽ khó mà trả lời câu hỏi, “Tại sao có một số đứa bé phải chết non sau khi chào đời?”  Những đứa bé bạc mệnh này được thấy giữa mọi người bất kể họ có tôn giáo hay không có tôn giáo. Mặc dù có những bác sĩ giỏi nhất và sự chăm sóc trẻ em được xem là tốt nhất, các xã hội văn minh vẫn phải đương đầu với tì nh trạng tử vong ở tuổi còn thơ này. Nhiều phụ nữ với bản năng làm mẹ mãnh liệt đã dành hết tâm trí cho việc chăm sóc đứa con của mình, tuy vậy, đứa bé cũng không sống được lâu. Ngược lại, một số phụ nữ ở thôn quê lại có rất nhiều con dù họ không chăm sóc chúng được mấy.

Nếu chúng ta tin rằng việc đứa bé chết là hợp theo ý Chúa hay Thượng Đế, thử hỏi tại sao Chúa lại rút ngắn tuổi thọ của một con người vô tội như vậy? Tại sao Chúa lại khiến cho cha mẹ của đứa bé, những người có đức tin và phụng thờ Chúa, phải chịu bất hạnh như vậy?

Câu Trả Lời Của Đức Phật

Theo Đức Phật, người đàn ông hay đàn bà nào nhẫn tâm giết hại chúng sanh khác có thể phải đoạ vào địa ngục, ở đây người ấy sẽ phải chịu khổ trong hàng triệu năm. Nếu, sau khi thoát khỏi địa ngục, người ấy được tái sanh làm người, mạng sống của họ sẽ tương đối ngắn.

Trong bài kinh này, Đức Phật chỉ nói đến khả năng người sát sanh có thể phải chịu khổ trong địa ngục. Tuy nhiên mọi người sát sanh đều không buộc phải như vậy sau khi chết. Một số người vẫn có thể được tái sanh trong cõi chư thiên hay nhân loại nhờ thiện nghiệp áp đảo của họ. Chẳng hạn, trong chuyện tiền thân Nārada, có một viên tể tướng đã từng là người đồ tể trong kiếp trước. Mặc dù được tái sanh làm người có địa vị cao, nhưng đúng thời ông vẫn phải trả cho ác nghiệp của mì nh, và chịu khổ trong địa ngục nhiều ngàn năm. Chúng ta có thể hiểu rằng, những người phạm tội sát sanh nếu có tái sanh làm người họ cũng không sống được lâu. Nếu thiện nghiệp của họ không đủ để bảo đảm sự tái sanh trong cõi nhân loại, họ sẽ sanh làm thú, với thọ mạng ngắn ngủi và thường phải chết một cái chết dữ tợn.

Như vậy, những con gà, con vịt bị giết thịt cho con người ăn, và bò, heo, dê có chung một số phận như vậy. Các con vật ở biển sống được là nhờ ăn thịt những con yếu hơn nhưng rồi đến lượt chúng, chúng cũng bị những loài vật mạnh hơn ăn thịt. Có thể nói, những sinh vật có thọ mạng ngắn ngủi nhất thường là các côn trùng sống dựa trên những cây trồng. Chúng thường xuyên bị con người huỷ diệt vì họ sợ một sự thiếu hụt lương thực trầm trọng. Thọ mạng ngắn ngủi trong thế giới loài vật này, theo quan niệm của Đạo Phật, phần lớn là do hành động sát sanh trong tiền kiếp của chúng mà ra.

Trong thế giới loài người cũng vậy, một số chết khi chưa sanh, một số chết ngay sau khi sanh ra và một số chết chết lúc tuổi còn thơ. Một số chết trong những tai nạn, một số bị giết chết và mạng sống của một số người bị cắt đứt bởi những căn bệnh khủng khiếp. Tất cả những cái chết yểu này có thể nói là do ác nghiệp sát sanh trong những kiếp quá khứ của họ. Chú giải có đề cập rất nhiều mẫu chuyện về quả nghiệp sát sanh. Một trong những câu chuyện ấy như sau:

Vì Giết Một Con Cừu

Xưa có một vị hoàng tử ở Benares đã nguyện trước một vị thọ thần rằng nếu được làm vua, ông sẽ tế thần bằng máu của một trăm lẻ một vị vua và hoàng hậu của họ. Khi lời nguyện của ông được thành tựu, ông đã đi bắt tất cả các vị vua và hoàng hậu để chuẩn bị cho buổi lễ hiến tế. Hoàng hậu của vị vua trẻ nhất tên là Dhammadinna. Nàng chỉ cung kính chồng mì nh chứ không cung kính vị vua kia. Khi bị vị vua kia la mắng, nàng nói rằng sở dĩ nàng chỉ đảnh lễ chồng mì nh bởi vì người này từng là ân nhân của nàng. Sau đó nàng khóc và rồi lại cười. Khi vị vua hỏi lý do tại sao nàng có thái độ điên dại như vậy, nàng đã kể lại câu chuyện tiền kiếp của nàng:

Xưa lắm, trong một tiền kiếp trước của mì nh nàng là một nữ gia chủ. Một hôm, khi người chồng đang ngủ, bạn bè của anh ta đến chơi, nàng sai người tớ gái của mình đi chợ mua thịt về đãi khách. Vì không mua được thịt, nàng đã cắt cổ con cừu cái ở sau nhà mì nh làm thức ăn cho khách. Do ác nghiệp này, nàng phải chịu khổ trong hoả ngục một thời gian dài. Và do món nợ ấy vẫn cò n, mỗi kiếp sanh ra nàng đều bị chặt đầu và số lần bị chặt đầu nhiều như số lông trên thân con cừu. Nàng khóc vì nàng ấly làm tiếc cho đức vua, do lễ hiến tế này vua sẽ phải chịu khổ đau giống như nàng. Nàng cười vì nàng cảm thấy sung sướng với ý nghĩ rằng cái khổ mà nàng phải trả cho ác nghiệp giết cừu sắp hết.

Đức Vua bị chấn động mãnh liệt. Ông đã xin những người bị bắt tha thứ cho ông và thả họ ra. 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app