Dibba Cakkhu (Thiên Nhãn Minh)

Trong canh giữa, đó là, giữa 10 giờ tối và 2 giờ sáng, Đức Phật đắc thiên nhãn minh hay thiên nhãn trí (dibba cakkhu). Thực tế thì , thiên nhãn minh mạnh hơn thiên nhãn (con mắt của chư thiên) vì nó có thể thấy những vật mà thiên nhãn không thấy.

Thiên nhãn minh khiến cho các vật ngoài tầm của mắt thường như những vật cực nhỏ, những vật khuất sau bức tường, những vật ở xa, các cõi địa ngục, cõi chư thiên và cõi phạm thiên, …trở nên có thể thấy được. Tuy nhiên trí này cũng không phải là trí siêu thế. Những hành giả ngoài Phật giáo có thể đắc được nó nhưng nó vẫn không đủ để làm cho họ thành Thánh Nhân hay bậc A-la-hán. Đức Bồ-tát vẫn chưa thành Phật khi ngài đắc trí này. Hay nói khác hơn ngài vẫn cò n là một hành giả phàm phu khi đắc thiên nhãn minh. 

Không giống như thiên nhãn của những người có thần thông khác, nét đặc biệt của thiên nhãn mà Đức Bồ-tát đắc là khả năng thấy vô tận vũ trụ bao la này của nó. Người ta nói rằng nhờ những kính thiên văn cực mạnh các nhà khoa học hiện đại đã khám phá ra hàng triệu thái dương hệ; và họ tin rằng có thể cò n có nhiều thái dương hệ nữa nằm ngoài tầm kính thiên văn của họ. Nhưng mọi vật đều có thể thấy được đối với thiên nhãn của Đức Bồ-tát. Ngài có thể thấy được tất cả những hành tinh chung quanh mặt trời và mọi thứ mà với kinh thiên văn của các nhà khoa học không thể thấy được trên đó.

Vì thế, với thiên nhãn, Đức Bồ-tát đã thấy các chúng sanh phải tái sanh theo nghiệp của họ như thế nào, ngài thấy những người có thiện nghiệp được tái sanh trong các cõi cao, và những người có ác nghiệp bị tái sanh trong các cõi thấp. Có thể nói một loại trí biết rõ vò ng tái sanh luân hồi như vậy quả thực rất có lợi và làm cho người ta phải biết sợ hãi nhân quả.

Duyên Sanh

Kế tiếp, trong canh cuối Đức Bồ-tát đã quán chuỗi duyên sanh (paṭiccasamupāda). Căn bản của pháp quán này có thể được tóm tắt như sau:

Tại sao có già và chết? Chính do có sự hiện hữu mới (tái sanh).

Tại sao có sự hiện hữu mới? Do có hành nghiệp(saṅkhāras).

Tại sao có những hành ngiệp này? Do chấp thủ (upādāna) và v.v… Chấp thủ là do tham ái (taṇhā), aí xuất phát từ thọ (vedanā). Thọ do xúc (phassa) làm duyên, trong khi xúc phát sanh từ sáu căn hay lục nhập (āyatana). Lục nhập có nguồn gốc của nó trong danh và sắc (nāma-rūpa), và danh sắc này có gốc ở thức (viññāṇa). Thức do danh-sắc làm duyên và ngược lại. Vì thế, có sự hiện hữu mới cùng với già, chết và sự tan hoại không ngừng. Đức Bồ-tát cũng suy xét về lý duyên sanh dưới dạng nhân-quả, như thức sinh ra danh-sắc, danh-sắc sinh ra lục nhập và v.v… Ngài nhìn cuộc sống như một tiến trình nhân duyên, quả báo của khổ như vậy.

Rồi ngài suy xét trên sự diệt nối tiếp nhau của những mắc xích tạo thành bánh xe sanh tử luân hồi này. Không có sự khôi phục của hiện hữu (hay không có tái sanh) sẽ không có già và chết. Không có thức sẽ không có danh và sắc và v.v…

[catposts name=”CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SÁCH”]

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app