Khởi Tâm Không Sát Sanh

Cũng như trong trường hợp của không bạo hành, chúng ta phải ghi nhớ trong tâm bốn phương diện khác của không sát sanh. Thứ nhất chúng ta nên trau dồi những ý nghĩ hay khởi tâm nghĩ đến việc không sát sanh (cittuppādāvāra phương diện khởi tâm), và đi theo con đường không sát sanh để tránh con đường sát sanh (phương diện tránh né).

Kế tiếp, chúng ta có phương diện hướng thượng của không sát sánh. Sát sanh là một ác nghiệp sẽ dẫn người ta đến những cảnh giới thấp hoặc tái sanh trong những giai cấp cùng đinh, thấp hèn của nhân loại. Một số người đạt được sự thành công và giàu có với giá phải trả bằng sinh mạng của người khác nhưng rồi sự thành công của họ cũng chết yểu. Họ chắc chắn sẽ phải chịu khổ đau trong vòng luân hồi này. Ngược lại, không sát sanh dẫn đến sự an ổn và hạnh phúc trong những cảnh giới cao hơn của sự hiện hữu. Những người tránh sát sanh sẽ không quay lui trở lại những cảnh giới thấp. Vì thế chúng ta hãy thực hiện sự tiến bộ tâm linh của chúng ta bằng pháp không sát sanh.

Cuối cùng, chúng ta có phương diện dập tắt của không sát sanh, một phương diện góp phần vào sự diệt của các phiền não.

Thiền Định Và Không Sát Sanh

Thực sự ra tránh sát sanh chỉ là việc hành giới, một giai đoạn tu tập căn bản trước khi hành thiền, và như vậy câu hỏi đặt ra là tại sao nó được mô tả như cao hơn thiền định (Jhāna). Theo các bản chú giải, trước khi Đạo Phật xuất hiện thiền định là pháp đang được thịnh hành và như vậy, rõ ràng chúng không đưa đến những chứng đắc tâm linh cao hơn và Niết Bàn. Trái lại, không bạo hành và không sát sanh đã nhận được lực đẩy từ Đaọ Phật như một phần của con đường đưa đến giải thoát viên mãn. Chính vì thế mà người Phật tử chú trọng đến việc thực hành đoạn giảm hơn.

Kinh điển Pāḷi khi nói đến niềm tin chung trong những giá trị tinh thần cao của thiền thường ám chỉ “Một số vị Tỳ-kheo trong giáo pháp này (sāsana)” đó là, trong Giáo Pháp của Đức Phật. Dĩ nhiên, điều này muốn nói tới các vị Tỳ-kheo, và cả những hành giả Phật tử, không có pháp hành đoạn giảm nếu vị ấy trở nên quá tự tin và tự mãn với các thiền chứng của họ. Theo ý kiến của tôi, sự tự mãn do chứng thiền không hợp với tiến bộ tâm linh thực sự. Nó cũng không ngang bằng với việc thực hành đoạn giảm vốn đưa đến sự đoạn diệt hoàn toàn (samuccheda pahāna) của các phiền não.

Tôi đã trích dẫn những trường hợp của Trưởng lão Mahānāga và Culasumaṇa, hai vị sư đã cống hiến cả đời mì nh choviệc thực hành thiền định và nhầm lẫn cho đó là trí siêu thế trong suốt sáu mươi năm do sự tự tin của họ. Tuy nhiên nếu không có những hướng dẫn của A-la-hán Dhammadinna những nỗ lực và ước nguyện của họ có lẽ đã trở thành vô ích giống như những nỗ lực của các vị đạo sĩ Alāra và Udaka thời Đức Phật vậy. Vì thế, từ quan điểm của Đạo Phật, không nên lầm lẫn việc chứng thiền với việc thực hành đoạn giảm.

Trong tu tập Đoạn Giảm người ta phải vượt qua điều ác bằng giới, định, tuệ hay bằng thiền minh sát. Nghĩa là, chúng ta phải dựa vào giới để diệt những phiền não thô của thân và khẩu như sát sanh, trộm cắp, nói dối, nói lời thô ác, v.v… Cò n về những ý nghĩ ác chúng ta phải ngăn chúng bằng định. Chúng ta có thể phát triển định lực qua các bài tập chú tâm trên Kasina (vòng tròn đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng,…), hay bằng cắch gắn chặt tâm trên hơi thở vô-ra, hoặc an trú tâm trong bậc thiền. Tập trung trên hơi thở có thể kéo dài năm hay mười phút, chứng thiền có thể kéo dài một hay hai giờ, và trong những trạng thái tâm thiền này những ý nghĩ bất thiện bị loại trừ.

Nhưng, chinh phục phiền não bằng định như vậy chỉ có tính cách tạm thời. Tập trung liên tục trên tính chất đáng nhờm gớm của các nội tạng trong cơ thể sẽ tạo cho người hành thiền cảm giác nhàm chán đối với cái đẹp của người nam hay người nữ nhưng một khi vị ấy ngưng quán, vị ấy sẽ bị dính mắc vào các trần cảnh trở lại. Nói cách khác, định chỉ cung cấp một loại thuốc giải độc tạm thời cho các phiền não chứ không diệt vĩnh viễn.

Thiền Minh Sát: Biện Pháp Cứu Chữa Vĩnh Viễn Chỉ có thiền minh sát (vipassanā) mới giúp chúng ta vượt qua các phiền não vĩnh viễn. Khi người hành thiền quan sát các đối tượng giác quan như cảnh sắc, âm thanh, v.v… một cách chăm chú, người ấy thấy chúng, và cả tâm quan sát, diệt một cách liên tục. Không có gì thường hằng được thấy. Không có một ấn tượng về cảnh sắc hay âm thanh nào lưu lại trong tâm vị ấy. Vị ấy không bị ô nhiễm bởi tham hay sân liên quan đến cái thấy hay nghe đó. Cũng không có sự hồi nhớ lại bất kỳ sự kiện nào đưa đến phiền não vì cảm giác dễ chịu hay khó chịu liên quan đến các đối tượng giác quan xuất hiện không rõ ràng vào sát-na thấy hay nghe, và tính chất vô thường của mỗi đối tượng cũng như tâm nhận thức không để lại chỗ trống cho những xu hướng bất thiện. Sự quan sát liên tục là yếu tố cần thiết, vì người hành thiền không thể chinh phục được phiền não xuất phát từ các đối tượng giác quan thoát khỏi sự quan sát hay chú ý của người ấy.

Quan sát liên tục và sự hoàn thiện của minh sát trí xảy ra sau đó sẽ đưa hành giả đến chỗ tiếp xúc với Niết Bàn trên đạo lộ của bậc Thánh. Một sự soi sáng như vậy sẽ nhổ bật gốc các phiền não tương ứng. Ở giai đoạn Nhập Lưu (Sotāpatti), ngã kiến hay thân kiến và hoài nghi bị dập tắt; người hành thiền không cò n phạm vào những điều ác như sát sanh, trộm cắp, v.v… có khuynh hướng đưa người ấy xuống các cõi khổ. Thực sự ra ở giai đoạn này vị ấy vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự chi phối của tham và sân. Do đó vị ấy vẫn còn thích thú với những đối tượng khả lạc và phật ý với những gì không vừa lòng. Nhưng tham và sân ấy không đủ xấu xa và nguy hiểm khiến cho vị ấy phải sát sanh hay trộm cắp …

Đây là cách chinh phục phiền não bằng trí tuệ minh sát. Thực hành đoạn giảm đòi hỏi phải có sự chinh phục hoàn toàn này. Một số người hành thiền trở nên tự mãn khi đắc các bậc thiền. Sự tập trung trên hơi thở vô – ra hoặc trên bất kỳ đối tượng nào khác thường đưa đến tì nh trạng đơ cứng của toàn thân và rơi vào sự quên lãng hoàn toàn. Trạng thái tâm này được gọi là nhập thiền. Do trong tâm không có trí minh sát về danh (nāma) và sắc (rūpa), không có sự phân biệt giữa danh và sắc và bản chất vô thường, khổ và vô ngã của chúng, nên trạng thái này chỉ là định sâu. Sau đó, người hành thiền có thể có những sai sót nghiêm trọng về đạo đức và để lộ nhân cách đích thực của mình ra. Điều này là do định tự nó không thể dập tắt các phiền não. Để diệt hoàn toàn các phiền não chúng ta cần phải có trí tuệ minh sát dẫn đến sự tiếp xúc với Niết Bàn. Sự diệt hoàn toàn của các phiền não chỉ được tin chắc khi chúng ta thấy rằng chúng ta không thể sát sanh, trộm cắp, v.v… dưới bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu chúng ta cò n có thể phạm vào tội sát sanh … dưới những hoàn cảnh nào, dù hoàn cảnh ấy có đáng thông cảm chăng nữa, thì có thể nói một cách chắc chắn rằng sự thực hành Đoạn giảm của chúng ta vẫn không hoàn hảo.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app