Chánh Kiến Dựa Trên Thiền hay Trí Hiểu Biết Về Nhân Quả

Thường kiến và đoạn kiến phải được bác bỏ bằng chánh kiến liên quan đến nhân quả hay bằng trí suy xét sâu vào mối quan hệ nhân duyên của pháp duyên sanh. Nó cũng có thể được loại trừ bằng chánh kiến trong minh sát gọi là trí nắm bắt (hiểu rõ) nhân duyên (paccayapariggahañāṇa).

Trước khi chết hay sau khi chết thực sự không có một linh hồn sống nào cả. Cái duy nhất hiện hữu là tiến trình tâm-vật lý dựa trên mối quan hệ nhân – quả mà thôi. Chỉ có tâm và thân hay danh và sắc sanh và diệt không ngừng do vô minh và các nhân khác tạo điều kiện. Ngày nay hầu hết mọi người đều không hiểu biết đúng về tứ thánh đế. Nói tóm lại, họ không thực sự biết về khổ đế hay sự thực của khổ. Sự thực này rất hiển nhiên trong mọi hiện tượng đang xảy ra ở khoảnh khắc thấy, nghe, ăn, suy nghĩ, v.v… Mọi hiện tượng sanh và diệt không ngừng và vì thế chúng là vô thường, khổ và không đáng tin cậy và không có thực chất. Do chúng ta không biết chúng đúng như chúng thực sự là nên chúng ta xem chúng là thường, lạc, tốt và có thực chất. Đây là vô minh.

Do vô minh chúng ta thấy thích thú trong các dục trần và trở nên gắn bó với chúng. Chúng ta dính mắc vào chúng. Chúng ta cố gắng để có cho bằng được những đối tượng mà chúng ta ưa thích ấy. Như vậy vô minh (avijja), tham ái (taṇhā), thủ (upādāna), nghiệp (kamma), và các hành (saṅkhāras) là năm nhân hay nói tóm lại, là vòng nghiệp luân (kammavaṭṭa) liên quan đến những hành động tốt hoặc xấu của chúng ta.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app