Câu Trả Lời Của Đức Phật

Đức Phật trả lời câu hỏi của Cunda như sau:

“Này Cunda, thực sự trên đời này có rất nhiều tà kiến về tự ngã hoặc thế giới. Những tà kiến này xuất phát từ năm uẩn (hợp thể thân và tâm), chúng ngủ ngầm trong năm uẩn, chúng luôn luôn tập trung vào năm uẩn. Nhưng nếu một người biết, “năm uẩn này không phải của ta, không phải tự ngã (atta) của ta,” nếu người ấy thấy các pháp đúng như thực với minh sát trí như vậy, người ấy sẽ loại trừ được những tà kiến này một cách hoàn toàn.”

(Này Cunda, những loại sở kiến này khởi lên trên đời, hoặc liên hệ đến ngã luận, hoặc liên hệ đến thế giới luận, chỗ nào những sở kiến này tiềm ẩn, và chỗ nào những sở kiến này hiện hành, chỉ có cách như thật quán sát chúng với trí tuệ rằng: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”, có vậy thời có sự đoạn trừ những sở kiến ấy, có sự xả ly những sở kiến ấy. Kinh Đoạn Giảm, HT Minh Châu dịch)

Cả câu hỏi lẫn câu trả lời này thật là khó hiểu. Cunda hỏi liệu có thể vượt qua được những tà kiến ngay khi một người bắt đầu tác ý đến chúng không. Nhưng sự bắt đầu của tác ý là gì ? Câu trả lời của Đức Phật là quán tính chất không thực của năm uẩn có nghĩa là sự diệt trừ của các tà kiến. Nhưng người hành thiền sẽ quán nó như thế nào?

Để thoát khỏi những tà kiến về tự ngã hoặc thế giới, chúng ta phải biết nguyên nhân chính của chúng cũng như những nhận thức sai lầm về nó khiến cho những tà kiến này phát sanh. Vì thế, theo lời dạy của Đức Phật, những tà kiến này sẽ thống trị chúng ta nếu chúng ta ngây thơ xem năm uẩn như thuộc về chúng ta hay như tự ngã của chúng ta và chúng ta sẽ vượt qua được chúng khi chúng ta quán tính chất phi ngã của các uẩn.

Năm uẩn được tìm thấy trong thân của mọi hữu tình chúng sanh. Chúng là (1) sắc (rūpa), (2) thọ (vedanā), (3) tưởng (saññā), (4) hành (saṅkhāra), và (5) thức (viññāṇa).

– Uẩn thứ nhất (sắc uẩn) muốn nói đến toàn bộ thân vật lý do hàng tỷ phân tử vật chất cực nhỏ tạo thành.

– Uẩn thứ hai, thọ uẩn, lạc hay khổ tuỳ thuộc vào sự xúc chạm của chúng ta với thế giới bên ngoài.

– Tưởng là danh pháp giúp chúng ta nhớ được các đối tượng giác quan;

– Hành (saṅkhāra) làm phát sanh những hành vi của thân, khẩu, và ý. Hành uẩn này bao gồm xúc (phassa), tác ý (manasikāra),(cetanā), tham (lobha), sân (dosa), và các tâm sở hác lên tới số năm mươi.

– Còn về uẩn cuối cùng, đó là thức uẩn, có nhiều loại do các căn tương ứng quyết định, chẳng hạn như nhãn-thức, nhĩ-thức,… Như vậy con người của chúng ta chỉ là các danh uẩn và sắc uẩn (nāma-rūpa).

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app