Kiêng Tránh (Virati)

Có ba loại tiết chế, đó là, tiết chế do cơ hội (sampatta virati), tiết chế do tôn trọng lời cam kết giữ giới (samādāna virati), tiết chế do đã đoạn trừ điều ác (samuccheda virati). Sampatta virati là sự tiết chế không làm điều ác khi cơ hội phát sanh mà trước đó không có bất kỳ sự cam kết giữ giới nào. Chú giải thường trích dẫn trường hợp của Cakkana như một ví dụ. Ở Tích Lan, một thanh niên tên là Cakkana có lần đi vào rừng để bắt một con thỏ, vì theo ờli khuyên của thầy thuốc, phải có thịt thỏ tươi làm thức ăn mới chữa được bịnh cho người mẹ của anh ta. Nhì n thấy anh ta, con thỏ phóng chạy nhưng bị vướng vào một bụi dây leo. Cakkana bắt được con thỏ và thoáng nghĩ đến việc giết nó. Nhưng anh ta suy xét thấy rằng nếu vì mẹ mì nh mà giết một con vật như thế này thì thật là không hợp. Vì thế anh thả con thỏ ra, trở về nhà anh long trọng tuyên bố, “Theo trí hiểu biết của tôi, tôi chưa từng giết một chúng sanh nào trong cuộc đời mì nh. Doờli chân thực này cầu mong cho mẹ tôi được khỏi bệnh!” Mẹ anh ta ngay lúc ấy hết bịnh, được khoẻ mạnh. Trong câu chuyện này Cakkana không cam kết thọ trì giới trước đó. Vì thế khi bắt được con thỏ, anh có ý định giết nó. Nhưng sau khi suy nghĩ anh thả con vật ra. Sự tiết chế không sát sanh, trộm cắp hay nói dối, … khi có một cơ hội hay một dịp để phạm này được gọi là sampatta virati hay tiết thế do cơ hội.

Samādāna virati là sự tiết chế xuất phát từ việc tôn trọng lời cam kết giữ giới. Câu chuyện của một người Phật tử ở vùng núi sau đây là điển hì nh của trường hợp đang nói.

Sau  khi  phát  nguyện  giữ  giới  trước  mặt  Trưởng  lão Buddharakkhita, anh đi cày ruộng. Vì con bò anh ảthra sau khi cày không quay trở lại, anh trèo lên núi để tì m nó. Tại đó anh bị một con trăn quấn. Anh đã nghĩ đến việc chặt đầu con trăn với con dao mang theo. Nhưng nhớ lại lời phát nguyện mà anh đã thực hiện trước một nhà sư đáng kính. Quyết định buông bỏ cây dao thay vì buông bỏ lời nguyện, anh ném cây dao đi và đồng thời con trăn cũng buông anh ra và trườn mất. Có thể nói đây là một trường hợp của sự tiết chế do một người biết tôn trọng lời cam kết giữ giới của mình.

Samuccheda Virati muốn nói đến sự tiết chế liên quan tới chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng của Bát Thánh Đạo. Từ sát-na loại tiết chế này được thiết lập trên Thánh Đạo, người ta không còn có ước muốn sát sanh, trộm cắp và nói dối nữa. Nói khác hơn, người ta không cò n có ựs ý thức đủ năng động để làm phát sanh tà ngữ, tà nghiệp, và tà mạng. Sự tiết chế của Thánh Đạo như vậy giúp một người loại trừ vĩnh viễn những khuynh hướng bất thiện. Vào thời Đức Phật, Khujjuttarā, một nữ tỳ của Hoàng Hậu Sāmāvatī, thường ăn bớt bốn trong số tám đồng tiền vàng mà hoàng hậu đưa để mua hoa cho hoàng hậu. Một hôm, Khujjuttarā được nghe pháp của Đức Phật và trở thành một bậc Thánh Nhập Lưu. Từ khoảnh khắc ấy trở đi, cô đã dùng hết tám đồng (chứ không ăn bớt bốn đồng như trước) để mua hoa và khi được Sāmāvatī hỏi, cô không dấu giếm mà thú nhận sự thật.

Người thực hành pháp Đoạn Giảm (Sallekha) theo như lời Đức Phật dạy sẽ phải giữ ít nhất là ngũ giới. Người ấy phải luôn luôn tránh xa sự sát sanh, v.v… Nếu có thể, vị ấy phải hiến mì nh cho ựs thực hành thiền minh sát để bứng gốc tất cả điều ác bằng sự tiết chế do đã đoạn trừ điều ác (samuccheda virati) này. Chánh niệm thường xuyên về tất cả hiện tượng sanh khởi ở sáu căn có nghĩa là sự tiết chế hay tránh xa điều ác. Chúng tôi sẽ giải thích thêm về điểm này.

Không chánh niệm có thể làm sanh khởi những ước muốn sát sanh, trộm cắp,…đối với những gì người ta thấy, nghe,…và nếu những ước muốn này đủ mạnh, chúng có thể dẫn đến việc phạm tội sát sanh, trộm cắp thực sự. Còn đối với người hành thiền thường xuyên theo dõi mọi sự phát sanh từ sáu giác quan, người ấy chỉ biết có danh và sắc, sự sanh và diệt của chúng, không lạc cũng không khổ, vẫn ít có trường hợp khiến cho người ấy phải khởi lên ước muốn sát sanh, trộm cắp,…hơn. Như vậy sự tiết chế điều ác của người ấy đã được bảo đảm. Khi minh sát trí phát triển đầy đủ nó sẽ dẫn đến Thánh Đạo Trí (trí mức Thánh Đạo) và kể từ lúc đó người hành thiền hoàn toàn thoát khỏi ước muốn nói những lời tà ngữ, làm những tà nghiệp và nuôi mạng một cách không chân chánh.

Có thể nói ba loại tiết chế này nhằm mục đích chuyển hướng một người từ con đường sát sanh sang con đường không sát sanh, từ con đường trộm cắp sang con đường không trộm cắp,…

Không Trộm Cắp Để Nâng Cao Giá Trị Tinh Thần

Những ác nghiệp sẽ dẫn đến một cuộc sống thấp hèn, tăm tối, trong khi những thiện nghiệp là động lực chính của cuộc sống cao thượng, thánh thiện. Vì thế, Đức Phật nói rằng tránh xa trộm cắp đưa đến sự nâng cao tinh thần của chúng ta. Những con người vô liêm sỉ thường nắm bắt mọi cơ hội để làm cho mình phát đạt và giành giật những địa vị xã hội bằng cách trộm cắp và ăn cướp. Trái lại, chúng ta nên kiên quyết đi tìm một cuộc sống cao thượng hơn bằng cách tránh xa sự trộm cắp. Đức Phật cũng dạy rằng không trộm cắp cò n góp phần vào việc diệt các phiền não. Đây là phương diện dập tắt của không trộm cắp.

Những người Phật tử nguyện thọ trì giới không trộm cắp phải nhớ rằng việc giữ giới của của mì nh là hoàn toàn phù hợp với lời dạy của Đức Phật trong Kinh Đoạn Giảm; do đó các vị nên cố gắng trau dồi và hoàn thiện pháp hành của mình cho đến mức có thể.

Quả Nghiệp của Trộm Cắp và Không Trộm Cắp

Trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật dạy về quả nghiệp của trộm cắp và không trộm cắp như sau:

“Này các Tỳ-kheo, do thường xuyên trộm cắp, một người có thể bị đoạ vào địa ngục giới, hay súc sanh giới hoặc ngạ quỷ giới. Nhẹ nhất, trộm cắp cũng đưa đến sự tổn hại và mất mát tài sản.”

Người tạo nghiệp trộm cắp sẽ phải chịu khổ trong địa ngục hoặc có thể tái sanh làm thú vật. Ở một tỉnh nọ của Miến Điện, một người đàn ông lớn tuổi kia dù đã nhận món tiền trả nợ 40 Kyats của người ta nhưng lại phủ nhận điều đó và đòi người kia phải giải quyết món nợ. Ông thề, “Nếu tôi không nói đúng sự thực cầu cho tôi làm bò trong nhà ủac người vay nợ này sau khi chết.” Người vay nợ túng thế phải trả cho ông ta 40 Kyats khác. Sau khi chết, người cho vay phải tái sanh làm con bò trong nhà người vay nợ trước đây. Điều này được xác minh bởi sự phản ứng của con vật khi đứa con gái của người chủ nợ (giờ là con bò )gọi nó bằng tên thường gọi của ông ta. Vì thế, rất nhiều người tin câu chuyện này là đáng tin. Người trộm cắp hay ăn cướp cũng có thể phải tái sanh làm quỷ đói và chịu nhiều đau khổ. Nếu nhờ một thiện nghiệp nào đó người ấy được sanh trở lại cõi người, tài sản mà người ấy ky cóp rất dễ bị tấn công. Trong khi, quả nghiệp của không trộm cắp là những gì trái ạli với những điều vừa kể, chẳng hạn như được tái sanh trong thiên giới và khi trở lại cõi người, sự giàu có của người ấy luôn bền vững không gì có thể huỷ hoại được.

Trên đây là những quả nghiệp của trộm cắp và không trộm cắp đề cập trong Tam Tạng Pāḷi. Các bản chú giải của Tiểu Tụng (Khuddakapātha) và Như Thị Thuyết (Itivuttaka) cũng nêu ra mười một lợi ích của không trộm cắp, đó là, sống sung túc, dồi dào tài sản, thành tựu mọi ước nguyện, gia tăng tài sản, không bị năm kẻ thù đe doạ đến sự an toàn của tài sản, quyền sở hữu tài sản không bị tranh chấp, nghĩa là, quyền sở hữu không ai có quyền tranh đoạt, có địa vị cao và khả năng lãnh đạo, được an vui và hạnh phúc.

Năm kẻ thù đe doạ đến sự an toàn của tài sản là vua chúa hoặc người cai trị, trộm đạo, nước trôi, hoả hoạn và con cháu phá sản. Ở đây, khi nói vua là một trong những kẻ thù đặt ra một sự đe doạ cho sự an toàn kinh tế của chúng ta chúng tôi chỉ muốn nói tới những vị vua vô đạo đức mà thôi. Thông thường thì những vị vua tôn trọng luật pháp sẽ giúp thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của người dân. Những người tránh xa sự trộm cắp sẽ không phải bị mất mát tài sản do hành động của những vị vua vô đạo, hay bị trộm cắp, lửa cháy, nước trôi, và họ cũng không sợ phải để lại tài sản cho con cháu không xứng đáng trong những kiếp sống tương lai.

Lẽ tất nhiên những quả nghiệp của trộm cắp sẽ ngược lại với quả nghiệp của không trộm cắp. Chúng ta có thể tóm tắt những quả nghiệp của trộm cắp như sau: người tạo nghiệp trộm cắp sẽ bị nghèo, đói và khốn khó dù có làm việc quần quật cả ngày, kinh tế phá sản, tài sản bị tiêu hoại do năm kẻ thù, địa vị xã hội thấp và gian khổ, thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app