Nội Dung Chính
Thực Hành Để Nâng Cao Cuộc Sống
Vì thế mọi người nên tránh trộm cắp để nâng cao địa vị xã hội và sự thành đạt trong cuộc sống của mình. Và cũng vì cùng một lý do trên mà chúng ta phải tì m cách diệt bốn mươi ba ác bất thiện pháp khác như sát sanh, làm hại,…đã được đề cập trong Kinh Đoạn Giảm. Các ác pháp phải được trừ diệt bằng sự cam kết giữ giới cũng như qua việc hành thiền. Để chiến thắng những ác bất thiện pháp, người hành thiền phải sử dụng đến như lý tác ý, thiền và Thánh Đạo Trí (Ariyamaggañāṇa). Trong bốn mươi bốn ác pháp, một số có thể bị đoạn trừ hoàn toàn ở mức Nhập Lưu Đạo, một số ở giai đoạn Bất Lai trong khi số khác chỉ có thể bị dập tắt khi chứng đắc A-la-hán thánh quả.
Sự Diệt của Các Phiền Não
Ở trung tâm thiền này, người hành thiền thực hành chánh niệm liên tục để vượt qua các phiền não. Phiền não sanh là do thiếu chánh niệm và cho dù chúng không sanh vào lúc thấy, nghe,…chúng vẫn có thể tìm được chỗ thoát ra trong lúc chúng ta mơ màng nhớ lại. Những phiền não như vậy được gọi là anusaya kikesā, hay phiền não ngủ ngầm trong mỗi chúng ta.
Với sự phát triển của định, người hành thiền thường giữ chánh niệm sẽ chỉ biết có thân và tâm hay danh và sắc trong trạng thái thai đổi không ngừng. Vào lúc đó vị ấy sẽ có một cái nhì n thấu thị vào bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của chúng; và sự hiểu biết sâu sắc này sẽ không để lại chỗ trống cho tham, sân, và si. Vì thế những tham muốn bất thiện như muốn sát sanh, trộm cắp, … bị dập tắt. Người hành thiền vượt qua được tham, sân, si khi họ có chánh niệm về chúng. Đây là cách vượt qua phiền não bằng sự đối nghịch hay nhất thời đoạn trừ (tadaṅgapahāna, 彼分断, bỉ phần đoạn trừ).
Khi minh sát trí thành thục, người hành thiền đạt đến thánh đạo. Ở giai đoạn Nhập Lưu, thân kiến, tà kiến, hoài nghi, và tất cả những tham muốn ác dẫn đến bốn cõi khổ bị dập tắt. Sau đó, ở giai đoạn Nhất Lai, người hành thiền yên trí đã diệt hoàn toàn những ác pháp thô kết hợp vớt tham dục và sân hận. Ở giai đoạn Bất Lai, vị ấy hoàn toàn thoát khỏi những hì nh thức vi tế của sự thiên hướng bất thiện, trong khi ở giai đoạn cuối cùng, với sự chứng đắc A-la-hán thánh quả, vị ấy được giải thoát khỏi mọi ác pháp có gốc trong hữu ái, ngã mạn và vô minh. Để thành tựu sự giải thoát này, người hành thiền phải chánh niệm liên tục hợp theo lời dạy trong Kinh Đoạn Giảm.
Một số người có thể hỏi bài kinh Đoạn Giảm này có liên quan gì với chánh niệm? Tôi nghĩ, nếu họ thực sự hiểu bài kinh, họ không cần phải hỏi câu hỏi này. Mỗi sát na chánh niệm có nghĩa là người hành thiền đã thực hành pháp đoạn giảm ở mức cao nhất của nó. Dù những người không chánh niệm có sát sanh, trộm cắp … người hành thiền nguyện sẽ tránh tất cả những hành động xấu nhờ luôn luôn chánh niệm ,…theo sau những gì họ thấy, nghe…
Không chánh niệm có nghĩa là đang nuôi dưỡng tiềm lực cho những hành động xấu và chọn con đường lầm lạc (tà đạo) dẫn đến sát sanh, trộm cắp, và v.v… Mỗi khoảnh khắc chánh niệm đánh dấu một bước tiến trên sự phát triển tâm linh. Mới đầu, người hành thiền cũng chỉ là một kẻ phàm phu ngu mê, không biết gì về sự sanh và diệt của các hiện tượng tâm-vật lý. Nhờ chánh niệm họ phát triển được định, minh sát trí và sự hay biết về thân (sắc) như đối tượng của sự biết và tâm (danh) như chủ thể biết. Đây là bước thứ nhất. Bước thứ hai là sự hay biết về nhân và quả như chỉ là hai phương diện của thực tại. Kế tiếp, với những giai đoạn khai sáng tiếp theo sau có sự nhận thức rõ ràng về tính chất vô thường, khổ, và vô ngã,…
Đó là những gì mà chính những hành giả ở đây tiết lộ với chúng tôi. Trong số họ, gồm cả nam lẫn nữ, đã có một cái nhìn đặc biệt rõ ràng (vào bản chất của sự hiện hữu có tính hiện tượng). Sáng nay một vị dullabha bhikkhu, đó là một vị Tỳ-kheo gia nhập Tăng Đoàn chỉ có tính cách tạm thời (xuất gia gieo duyên) nói với tôi rằng vị ấy thực sự tôn kính Đức Phật vì sự hiểu biết Pháp sâu xa của vị ấy. Trước khi một người thực hành Pháp (Dhamma), kiến thức về pháp của người ấy cò n hạn chế và chỉ dựa vào truyền thống. Sau một thời gian thực hành những chỉ dẫn của người thầy không cò n ạto ra những ấn tượng và làm phát khởi sự thích thú như trước nữa. Chính sự thực hành đã khai sáng tâm khiến người hành thiền biết được bản chất của thực tại.
Một vài người không biết điều gì đã tạo thành kinh nghiệm của người hành thiền. Họ nói rằng họ không thể nhớ hết những gì tôidạy, do đó không nói rành mạch được bài giảng của tôi. Dĩ nhiên, có thể là tôi đã không giảng một điều gì đó để họ có thể hiểu rõ. Nhưng với các thiền sinh đã hành thiền và có kinh nghiệm sẽ thực sự hiểu những lời dạy của tôi. Có thể có những lời dạy khác không làm thoả mãn họ hoàn toàn. Đối với họ những bài pháp trau chuốt tỉ mỉ với những trích dẫn, những ví dụ, những ảnh dụ từ kinh điển sẽ không có giá trị nếu tách rời khỏi thực hành. Để nói về bản chất của hợp thể thân-tâm hay về vô thường bằng ngôn ngữ kinh điển Pāḷi đòi hỏi phải có những giải thích chi tiết cùng với những ví dụ nhưng đối với người hành giả đang hành thiền sự phân biệt giữa danh và sắc hay sự diệt của tất cả hiện tượng đã được vị ấy xác chứng ở từng sát-na chánh niệm. Vì vậy những hành giả này hiểu đúng được lời dạy của tôi và lượng định nó trên căn bản của sự kinh nghiệm. Đây quả thực là một bước tiến trên sự phát triển tâm linh của họ.
Nhờ hành thiền vị hành giả thực chứng vô thường, khổ và vô ngã và đạt đến các giai đoạn minh sát trí (vipassanāñāṇa) khác nhau. Trong số đó, Sanh diệt trí (udayabbayañāṇa 生滅智) được xem là nổi bật. Vì ở giai đoạn này sự nhận thức rất nhanh lẹ; trí tuệ sắc bén; dường như không có gì mà (người ấy) không nhận thức hay biết được. Vị hành giả trải nghiệm những điều kỳ lạ, như thấy ánh sáng và tâm ở trong trạng thái cực kỳ ngây ngất… Cảm giác hoan hỷ không thể mô tả được này Đức Phật gọi là “amanusirati”, tức một sự hoan hỷ vượt xa tầm với của người bình thường. Tuy nhiên, hành giả cũng chỉ cần ghi nhận những giai đoạn tâm hoan hỷ này và từ bỏ nó để đạt đến Diệt Trí (bhaṅgañāṇa). Ở giai đoạn chứng diệt trí này đối tượng biết cũng như tâm hay luôn biết biến mất. Cái nhì n về hì nhthể con người với đầu, cổ, chân, tay,… của nó không tì m thấy đâu cả. Mọi thứ đều diệt mất và một cái nhìn thấu thị vào bản chất vô thường, khổ và vô ngã bắt đầu mở ra cho hành giả.
Diệt trí được theo sau bởi các giai đoạn minh sát trí (vipassanāñāṇa) nối tiếp nhau khác, đó là, bố uý trí hay trí quán sự sợ hãi (bhayañāṇa 怖畏智), quá hoạn trí hay trí quán sự nguy hiểm (ādīnavāñāṇa 過患智),… mà chúng tôi đã đề cập trong một bài giảng trước. Sau đó, người hành thiền đạt đến Hành xả trí (saṅkhārupekkhāñāṇa, 行舍智), một loại trí minh sát rất vi tế kéo dài trong khoảng hai hay ba giờ và được biểu thị đặc tính bằng sự nhận thức tự động, không cần nỗ lực, và xả. Trí này sẽ dẫn đến Thuận thứ trí, hay tuỳ thuận trí (anulomañāṇa, 随 顺智) và rồi cuối cùng đến thánh đạo và thánh quả trí (ariyamaggaphalañāṇa 聖道聖果智) ở mức Nhập Lưu (Sotāpanna).
Nếu hành giả tiếp tục thực hành chánh niệm, hành giả sẽ kinh qua hai tầng thánh khác (Nhất Lai và Bất Lai Thánh Đạo) và cuối cùng đạt đến A-la-hán thánh quả, mục đích tối thượng của đời phạm hạnh. Như vậy, tiến bộ trên đạo lộ (giải thoát) đi đôi với sự chánh niệm liên tục và vì thế chúng ta phải thực hành chánh niệm để nâng cao tinh thần và chiến thắng cắc phiền não.