Thế Giới Luận Thuyết

Ở đây, loka (thế giới) là một từ khác trỏ tự ngã (atta). Có tám luận thuyết khác nhau về loka thịnh hành ở Ấn Độ thời Đức Phật.

  1. Luận thuyết thứ nhất cho rằng loka hay atta bất khả hoại, nghĩa là nó tồn tại vĩnh hằng. Đây là một loại thường kiến (sassatadiṭṭhi). Những người trung thành với luận thuyết này cho rằng mặc dù thân xác bị huỷ diệt vào lúc chết, cốt lõi hay tự ngã (atta) của nó không chịu chung số phận này. Atta sẽ chuyển sang một thân khác và tiếp tục tồn tại ở đó. Nó không bao giờ bị huỷ diệt. Quan niệm này hơi giống với niềm tin của một số người Miến không có kiến thức về Đạo Phật. Đối với họ, sự thụ thai đánh dấu việc đi đến của một con người trong bào thai người mẹ trong khi chết có nghĩa là sự ra đi của ngã thể ấy đến một nơi ở mới. Những người chấp chặt vào niềm tin này thường không hành thiền và do vậy họ không thể hy vọng có được những tiến bộ tâm linh. Niềm tin ấy quả thực là một chướng ngại lớn trên con đường đi đến Niết-Bàn. Cũng may nó không phải niềm tin vững chắc trong số những người Phật tử Miến Điện. Đa số người Phật tử Miến đều chấp nhận lời dạy của Đức Phật, rằng sự sống không có một cái ngã (atta) thường hằng, mà nó chỉ là một chuỗi nối tiếp nhau của nhân và quả hay của những trạng thái tâm-vật lý. Họ tin rằng tiến trì nh tâm-vật lý này chỉ chấm dứt khi nhân của nó, tức những phiền não, đoạn diệt do chứng bốn giai đoạn trí (bốn thánh đạo trí) bằng thiền. Do đó, thường kiến của người Miến không đặt ra một sự đe doạ nghiêm trọng nào cho tiến bộ tâm linh. Mặc dù nó không ăn rễ sâu xa song người ta vẫn không thể loại trừ được nó cho đến khi trở thành một bậc Thánh Nhập Lưu.
  2. Đối lại với thường kiến là đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi). Theo kiến chấp này, ngã-thể chỉ hiện hữu cho đến khi thân hoại mạng chung, sau đó nó bị huỷ diệt. Thời Đức Phật chỉ một ít người chấp nhận quan niệm này, song ngày nay nó đang có được sự ủng hộ vì những người ngoài Phật Giáo đã đưa ra những lý lẽ nghe có vẻ rất hợp lý. Họ phản bác quan niệm về một cuộc sống tương lai trên cơ sở rằng sự hiện hữu của linh hồn không thể được chứng minh bằng những nghiên cứu theo lối kinh nghiệm. Chủ nghĩa đoạn diệt (của những người đoạn kiến) đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người ưa thích có lẽ là nhờ nghệ thuật viết có sức thuyết phục của họ và ước muốn hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống ngay trong hiện tại quá mãnh liệt của con người. Trong thực tế, không có linh hồn hay tự ngã bất tử cũng không có sự huỷ diệt hoàn toàn sau khi chết. Đạo Phật phủ nhận cái gọi là ngã-thể và chỉ nhì n nhận có một tiến trì nh tâm vật lý do quy luật nhân quả tạo điều kiện. Nói khác hơn chỉ có sự tương tục của nhân và quả như vô minh làm duyên cho hành-nghiệp (saṅkhāra), hành nghiệp đến lượt nó làm duyên cho thức tái sanh,… Chết không phải là một điều bí ẩn vì nó chỉ có nghĩa là sự tan hoại cuối cùng của cơ cấu tâm-vật lý vốn nằm trong tiến trình phân rã không ngừng mà thôi. Tuy nhiên, chết không phải là sự huỷ diệt. Do những phiền não và nghiệp tạo điều kiện tiến trì nh tâm vật lý lại diễn ra nối tiếp nhau không gián đoạn như trước ở một nơi mới và một cuộc sống mới. Tái sanh không phải là sự đầu thai của linh hồn cũng không phải là sự di chuyển của tâm và vật chất từ một kiếp sống này sang kiếp sống khác. Hiện tượng tâm-vật lý luôn luôn sanh và diệt không ngừng. Không phải nhãn-thức thấy và nhĩ-thức nghe. Mỗi tâm sanh lên ở một sát-na thích hợp và diệt liền ở đó. Tuy nhiên, vẫn có một mối liên quan nhân quả giữa bất kỳ hai đơn vị tâm liên tiếp nhau nào. Cũng vậy, cái chết huỷ diệt hoàn toàn tất cả sắc và tâm nhưng ngay đó phát sanh hiện tượng tâm vật lý mới của sự hiện hữu trong một kiếp sống mới và hiện tượng tâm vật lý này có liên quan nhân quả với hiện tượng tâm vật lý trong kiếp sống trước. Tâm tục sanh và các yếu tố tâm vật lý khác đóng góp cho kiếp sống mới này phát sanh như kết quả của sự dính mắc vào một trong những tướng (nimitta) liên quan đến nghiệp (kamma), nghiệp tướng (kamma nimitta) hay thú tướng (gatinimitta), dấu hiệu về kiếp sống tương lai của người ấy vào lúc chết. Như vậy, chỉ có hiện tượng tâm-vật lý dưới hình thức nhân và quả trôi chảy không ngừng chứ không có một ngã thể nào cả. Vì lẽ không có một ngã thể nên việc tin vào một linh hồn bất tử tiếp tục tồn tại sau khi chết (thường kiến) là hoàn toàn sai lầm và cũng sai lầm không kém khi nói về sự huỷ diệt (đoạn kiến). Tiến trình tâm-vật lý sẽ cứ tiếp diễn bao lâu nó chưa thoát khỏi những phiền não. Chỉ trong trường hợp nhập diệt của một bậc Thánh A-la-hán, vị đã giải thoát khỏi mọi tham ái, tiến trì nh này mới chấm dứt hoàn toàn. Cái chết của vị A-la-hán hay việc Bát-Niết Bàn (parinibbāna) của vị ấy không phải là sự huỷ diệt. Nó chỉ có nghĩa là sự chấm dứt hoàn toàn cái khổ cố hữu trong tiến trình tâm-vật lý. Tiến trình này phải được nghiên cứu qua kinh điển và qua việc thực hành thiền minh sát.
  3. Theo luận thuyết thứ ba, atta (tự ngã) hay loka (thế giới) là vĩnh hằng và cũng không vĩnh hằng. Thuyết này thừa nhận tính vĩnh hằng của đấng sáng tạo thế gian nhưng lại phủ nhận thuộc tính ấy đối với những sinh vật do ông ta sáng tạo. Trong Kinh Phạm Võng thuyết này được gọi là Nhất phần thường luận (ekaccasassatavāda). Mặc dù theo luận thuyết này thì hầu hết các sinh vật đều vô thường, song nó lại không chấp nhận sự huỷ diệt vào lúc chết. Nó cho rằng sau khi thân hoại mạng chung tự ngã (atta) sẽ di chuyển đến một cõi khác. Vì thế, thuyết này vẫn thuộc về nhóm thường kiến.
  4. Luận thuyết thứ tư cho rằng loka hay atta chẳng phải vĩnh hằng cũng chẳng phải không vĩnh hằng. Quan niệm thày thật khó hiểu. Có thể xem nó là một sự suy luận vô nghĩa. Vì lẽ nó không nói dứt khoát điều gì về tự ngã (atta), nên nó cũng được gọi là Thuyết trườn uốn như con lươn (amaravikkhepavāda), amara là tên của một loài cá khó nắm bắt hay con lươn.
  5. Thuyết thứ sáu thì nói atta hay loka rộng lớn vô biên. Thuyết này phản bác ý niệm về một tự ngã cá nhân (tiểu ngã) trong mỗi chúng sanh và chủ trương rằng mỗi chúng sanh là một phần của đại ngã (paramatta) của Thượng Đế, đấng sáng tạo Thế Gian. Đại ngã thì rộng lớn vô biên và bao trùm khắp toàn vũ trụ và vì vậy atta cũng rộng lớn vô biên. Những luận thuyết nhấn mạnh về tính vô biên hay hữu biên của tự ngã (atta) này vẫn được tìm thấy trong kinh điển của Ấn Độ ngày nay. Các bản chú giải của đạo Phật thì cho rằng chúng chỉ là ảo ảnh về kích thước của tợ tướng (paṭibhāganimitta) xuất hiện trong lúc hành thiền định trên đề mục kasiṇa (vòng tròn hay biến xứ đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng…) và được ngộ nhận là atta hay loka. Nhưng ảo ảnh này chỉ xuất hiện đối với một số người và ở một giai đoạn thiền định (an chỉ định) tương đối cao. Còn những quan niệm tôi vừa đề cập là những niềm tin của hạng người bình thường.
  6. Có số người tin rằng atta hay loka là hữu biên cũng như vô biên. Niềm tin này hơi giống như thuyết thứ ba, Nhất phần thường luận (ekaccasassatavāda). Rõ ràng những người này muốn nói rằng những tiểu ngã (attas) do Thượng Đế sáng tạo là hữu biên trong khi đại ngã (paramatta) của Thượng Đế là vô biên.
  7. Một số khác thì cho ằrng atta hay loka chẳng hữu biên cũng chẳng vô biên. Niềm tin này cũng là một sự suy đoán vô lý (giống như thuyết thứ 4, thuyết trườn uốn như con lươn), một loại thuyết không đưa ra câu trả lời xác định nào cả.
  8. Một số khác thì cho rằng atta hay loka chẳng hữu biên cũng chẳng vô biên. Niềm tin này cũng là một sự suy đoán vô lý (giống như thuyết thứ 4, thuyết trườn uốn như con lươn), một loại thuyết không đưa ra câu trả lời xác định nào cả.

Tất cả những luận thuyết này đều vô lý vì chúng chỉ xoay quanh cái gọi là tự ngã (atta) vốn không thực hiện hữu. Chúng làm cho sự việc đã rối rắm cò n trở nên rối rắm hơn giống như những suy đoán về sừng thỏ và lông rùa không thực hiện hữu vậy. Tuy nhiên những luận thuyết này lại hấp dẫn đối với những người không phải là đệ tử của Đức Phật. Vì thế, Trưởng lão Cunda đã hỏi Đức Phật là liệu một vị Tỳ-kheo có thể loại trừ hoàn toàn những kiến chấp này ngay khi vị ấy bắt đầu hành thiền hay không. 

Nói cách khác, câu hỏi của Trưởng lão Cunda là không hiểu việc chứng thiền (định) hay việc cảm giác hoan hỷ (pīti) hoặc thấy ánh sáng ở giai đoạn đầu của thiền có hàm ý sự diệt trừ của những tà kiến về atta hay loka hay không. 

Nêu lên một câu hỏi như vậy tất phải có lý do. Một số người tin rằng định (samādhi) hay an chỉ định (jhāna) hay trạng thái hoan hỷ (pīti) hay một số trải nghiệm khác gọi là upakkilesa (những phiền não của ninh sát) có đủ bảo đảm để thắng phục các tà kiến và chứng đắc A-la-hán thánh quả hay không. Câu hỏi của Trưởng lão Cunda được chọn để khai sáng cho những người đã và đang bị đánh lừa và ngạo mạn với những sở đắc như vậy.

Việc hành thiền có một bầu không khí thiêng liêng và do đó bất kỳ một trải nghiệm hơi bất thường nào cũng có thể bị hiểu lầm như một tuệ giác kỳ đặc đã phát sanh. Không có một sự hướng dẫn đúng đắn hay không có một vị thầy thích hợp, người hành thiền có khuynh hướng đánh giá quá cao về mì nh và có những ảo tưởng về những sở đắc tâm linh của mì nh dựa trên sự trải nghiệm hơi bất thường và không đáng kể ấy. Điều này không có gì đặc biệt đối với thời buổi hiện nay. Ngay cả thời Đức Phật, những người hành thiền dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Đức Thế Tôn và các bậc đại A-la-hán như Trưởng lão Xá-lợi-phất cũng vậy, một số hành giả vẫn nuôi dưỡng ảo tưởng do những kinh nghiệm bất thường của mình. Vì thế có thể nói một cách chắc chắn rằng ngày nay con số những hành giả lầm lẫn như vậy là rất lớn.

Trong thực tế, việc chứng đắc mục đích tâm linh có nghĩa là phân biệt được thân và tâm hay danh và sắc, nhận thức được tính chất sanh và diệt không ngừng của chúng và hiểu rõ bản chất vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anatta) của hiện hữu. Trên hết, người hành thiền phải có sự soi sáng vào bản chất của hiện hữu có tính hiện tượng, đó là, trạng thái thay đổi liên tục và tan hoại không ngừng của nó; một sự soi sáng xuất phát từ sự tỉnh ngộ, nhàm chán và buông xả. Chỉ khi có được những soi sáng hay minh sát trí (vipassanā ñāṇa) này người hành thiền mới có thể thấy Niết Bàn. Chỉ khi thấy được Niết Bàn, chí ít cũng Niết Bàn của nhập lưu thánh đạo (sotāpattimagga), người hành thiền mới có thể loại trừ được những tà kiến về tự ngã (atta) và thế giới (loka).

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app