Thánh và Phi Thánh

Khi được thẩm vấn như một nhân chứng, ta nên nói sự thật liên quan đến những gì tađã thấy, đã nghe hay phát hiện, hay nói những gì ta biết. Nhân chứng cũng phải có sự chân thực khi khai những gì mì nh không ấthy, không nghe, không phát hiện hay những gì mì nh không ếbit. Tám loại chánh ngữ này được gọi là Thánh ngữ bởi vì đó là những lời nói của Bậc Thánh. Ngược lại những lời nói dối được thốt ra bởi những người liên quan đến những gì họ đã thấy hay không thấy, nghe hay không nghe, phát hiện hay không phát hiện, và những gì họ biết hay không biết là Phi Thánh ngữ, tức những lời của người ác.

Do vậy chúng ta nên tránh tám loại lời nói dối mà những người ác thường hành và hiến mì nh chotám loại chánh ngữ được thực hành bởi các Bậc Thánh (Ariya vohāra).

Cittuppādavāra, v.v…

Kế đến chúng ta nên tu tập pháp môn khởi tâm (cittuppādavāra) nghĩ về sự tránh nói dối. Chúng ta nên tránh nói dối bằng pháp chân thật. Chúng ta phải quyết tâm nói sự thật để nâng cao tinh thần và để vượt qua phiền não nói dối (pháp môn tránh né, v.v…). Từ Pāḷi cho chân thật là ‘saccā’, một từ đã có từ lâu trong ngôn ngữ Miến Điện. Nói lời chân thật có nghĩa là tránh xa sự nói dối vốn đưa đến các cõi thấp. Và nó cũng có nghĩa là sẽ lần lượt đạt đến các cõi trời, cõi Phạm Thiên, bốn tầng thánh, đó là, Nhập Lưu, Nhất Lai, …và mục tiêu tối hậu Niết Bàn, sự diệt tận của mọi khổ đau.

Quả Nghiệp

Theo lời dạy của Đức Phật trong Tăng Chi Bộ Kinh, người nói dối có thể phải tái sanh vào các cõi thấp và nếu, sau khi thoát khỏi đó, được tái sanh lại làm người, họ có thể phải đối diện với những lời buộc tội giả dối. Tất nhiên quả nghiệp của tránh nói dối chỉ là ngược lại. Một người tránh nói dối có thể được tái sanh cõi chư thiên và khi trở lại cõi nhân loại, họ sẽ không bị những lời buộc tội hiểm ác mà trái lại còn được quần chúng tín nhiệm. Các bản chú giải về Khudddakapātha và Itivuttaka thường đề cập đến mười bốn quả nghiệp của nói lời chân thực. Mười bốn quả nghiệp đó là: 1) Miệng có mùi thơm giống như một đoá hoa sen, 2) có hàm răng trắng đẹp, 3) Lời nói có sức mạnh hấp dẫn được sự chú ý của người khác, 3) Lời nói có sức mạnh thuyết phục, 5) Có một nhân cách khiến người khác mến thích, 6) các căn trong sáng, 7) nội tâm điềm tĩnh, không tán loạn, 8) không có tính kiêu căng tự phụ, 9) Lưỡi mềm, mỏng và có màu đỏ, 10) thân hì nh cân xứng không quá mập, 11) không quá gầy, 12) không quá thấp, 13) không quá cao, 14) có thói quen nói năng một cách rõ ràng và duyên dáng.

Miệng có mùi thơm, một hàm răng đẹp, lời nói có khả năng tạo được ảnh hưởng đến những người khác – đây là những thuộc tính mà mọi người ai cũng muốn có. Các căn trong sáng, một nội tâm điềm tĩnh, không tán loạn,… cũng vậy.

Một thân hì nh cân xứng là ước muốn của mọi người. Nói lời chân thật sẽ không làm cho người ta có một thân hì nh quámập hay quá gầy. Về tầm vóc, nó cũng sẽ không làm cho người ấy cao hoặc thấp dị thường. Quan trọng không kém là khả năng nói rõ ràng và duyên dáng. Đôi khi những điều chúng ta muốn nói có thể là tốt nhưng nếu chúng ta không có khả năng diễn đạt rõ ràng, nó sẽ không được người khác chấp nhận. Một bài thuyết trì nh mà diễn đạt bằng lối quanh co luẩn quẩn, nhầm lẫn sẽ bị người ta bỏ ra ngoài tai. Một số diễn giả rất thành thực và những gì họ nói rất đáng chú ý nhưng cách họ nói lại hung hăng đến nỗi nó làm chói tai thính chúng của họ. Một số là những nhà diễn thuyết giỏi. Lối nói của họ rõ ràng, chính xác, có thứ tự và thú vị; kết quả là họ lôi cuốn được nhiều người và góp phần vào sự thành tựu mục đích của họ.

Đây là những lợi ích của sự chân thật. Dĩ nhiên, những đối nghịch của chúng là quả nghiệp của nói dối. Mùi hôi phát ra từ miệng cuả một số người có thể là do thói quen nói dối trong những tiền kiếp trước của họ. Răng cộ mọc mất trật tự và không hoà hợp nhau của một số người, và v.v… cũng có thể nói là do nói dối.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app