Nội Dung Chính
Tà Ngữ (Micchāvācā)
Tà ngữ là nói năng sai lầm và không thích hợp. Tà ngữ có bốn loại, đó là, nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô lỗ, nói chuyện phù phiếm, vô ích. Những loại lời nói này ít nhiều phục vụ cho sự quan tâm của người nói và vì thế, dưới con mắt của họ, có thể có một lý lẽ biện minh nào đó đối với họ song chúng vẫn đem lại tai hại cho người khác và người nói sẽ phải chịu quả nghiệp bất thiện về tà ngữ của mình trong tương lai.
Chánh Ngữ (Sammāvācā)
Chánh ngữ có nghĩa là tránh không (sử dụng) tà ngữ. Ở đây từ sammāvācā không đề cập đến những gì người ta nói mà chỉ đề cập đến việc tránh nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác (xỉ vả), và nói lời phù phiếm bất cứ khi nào cơ hội phát sanh. Một sự kiêng tránh như vậy được gọi là virati
(节制, tiết chế) trong Pāḷi. Những người đã nguyện giữ ngũ giới nên tránh nói dối và những tà ngữ đại loại như nói lời ly gián, nói lời thô ác và nói chuyện phù phiếm. Khỏi cần phải nói, đối với những người nguyện giữ hoạt mạng đệ bát giới (ājīvaṭṭhamaka) thì việc tránh bốn loại tà ngữ là bắt buộc. Trong lúc hành thiền sự tiết chế có hiệu lực thông qua việc đoạn trừ bằng pháp đối nghịch hay nhất thời đoạn trừ (tadaṅgapahana 彼分舍断, bỉ phần xả đoạn). Vì thế trong thực tế thiền vẫn đòi hỏi phải có sự tiết chế (virati) mặc dù về bản chất thiền liên quan rất ít đến nó. Và khi một người ở trên A-la-hán thánh đạo bốn loại tà ngữ bị bứng gốc bằng tuyệt diệt đoạn trừ (samucchedapahāna).