Nội Dung Chính
Phương Diện Tránh Né
Phương diện khác để tiếp cận lối sống đoạn giảm là phương diện tránh né. Trong bài kinh Sallekha này, Đức Phật dẫn ra những ví dụ về con đường bằng phẳng và bến cảng bằng phẳng. Giả sử có hai con đường, một bằng phẳng và một gồ ghề, hay có hai bến cảng, một bằng phẳng và một không bằng phẳng. Người ta có thể tránh con đường gồ ghề và bến cảng không bằng phẳng bằng cách đi theo con đường bằng phẳng và dùng bến cảng bằng phẳng. Tương tự, nếu chúng ta đi theo con đường không bạo hành có nghĩa là chúng ta đã tránh được con đường bạo hành. Mặc dù kinh chỉ nói đến những người bạo hành (vihiṁsākassa), song phải hiểu là lời dạy của Đức Phật cũng áp dụng cho cả những người không bạo hành nữa. Vì , mặc dù một người hiện tại không phạm tội bạo hành đối với các chúng sanh khác bằng hành động hay lời nói, song có thể người ấy đã phạm nó trong những kiếp trước và người ấy cũng có thể sẽ phạm nó trong tương lai do hoàn cảnh. Không người nào hoàn toàn thoát khỏi loại phiền não bạo hành này cho đến khi họ đắc Bất Lai hay A-la-hán thánh quả. Vì thế chúng ta phải thực hành pháp đoạn giảm và cố gắng đạt đến những tầng Thánh cao hơn để quét sạch mọi phiền não.
Phương Diện Hướng Thượng
Phương diện khác của việc thực hành pháp không bạo hành (ahiṁsā) là khuynh hướng nâng người thực hành lên những cảnh giới cao hơn của nó. Trong Kinh Sallekha Đức Phật nói rằng tất cả những bất thiện nghiệp có khuynh hướng đưa người tạo nghiệp vào những cảnh giới thấp kém (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh..), trong khi những thiện nghiệp bảo đảm cho họ được tái sanh vào những cảnh giới cao hơn.
Tất cả những bất thiện nghiệp đều có gốc của chúng ở tham, sân, và si. Những ác nghiệp chính như sát sanh, trộm cắp,… có thể dẫn đến tái sanh trong những cảnh giới thấp. Những ác nghiệp nhỏ do tham hay ác ý thúc đẩy tuy không gây đau khổ nhiều cho người làm hành động ấy nhưng chúng có khuynh hướng kéo dài khổ đau của họ trong vò ng luân hồi.
Người phạm những ác nghiệp thô, như sát sanh,… không những phải chịu khổ trong những cảnh giới thấp mà cò n phải chịu khổ cả ở cõi người nơi mà họ có thể tái sanh nhờ một thiện nghiệp nào đó của họ. Quả báo theo sau họ trong nhiều kiếp sống dưới hì nh thức đoản thọ, những chứng bệnh của thân, nghèo đói,… Thể chất yếu đuối, bệnh hoạn luôn là quả của nghiệp sát sanh hay bạo hành chúng sanh khác mà một người đã phạm trong một kiếp sống trước. Một ác nghiệp trong điều kiện thuận lợi nhất cũng sẽ dẫn đến tái sanh làm một vị chư thiên khốn khổ, bất hạnh ở cõi trời và trong điều kiện tệ nhất sẽ là đoạ vào địa ngục A-tỳ (Avīci), một địa ngục thấp nhất. Thời Đức Phật Kakusanda, một Ác Ma tên gọi Dusi, do ác nghiệp chống lại Đức Phật và các vị A-la-hán đã ngay lập tức rớt vào địa ngục A-tỳ này.
Ngược lại, những thiện nghiệp như bố thí (dāna), trì giới (sīla),… có khuynh hướng đưa người làm nghiệp ấy lên những cấp độ hiện hữu cao hơn, như được sanh trong cõi người, cõi trời, hoặc cõi Phạm Thiên. Nó cũng đưa họ tới gần các thánh đạo như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm… hơn. Thiện nghiệp còn giúp cho người làm nó trở thành một người giàu sang hoặc một vị vua như trong trường hợp cô gái bán hoa lài nhờ cúng dường một ít thức ăn cho Đức Phật mà không lâu sau đó đã trở thành hoàng hậu của vua Kosala vậy. Khi một ghè dầu bị bể trong nước, những mẻ sành nặng sẽ chì m xuống, trong khi chất dầu nhẹ nổi lên. Tương tự, những ác nghiệp có khuynh hướng kéo một người xuống trong khi thiện nghiệp góp phần nâng cao người ấy lên. Do làm những điều thiện một người sẽ được hưởng những quả báo như sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức khoẻ v.v… Họ sẽ trở thành một vị chư thiên hay Phạm Thiên, hay cũng có thể đắc đạo quả Niết-Bàn trong một kiếp sống tương lai nào đó. Nói chung, người đã tạo được sự tiến bộ về vật chất hoặc tinh thần trên nền tảng của những thiện nghiệp như vậy sự đi lên chắc chắc sẽ được bảo đảm. Vì thế, quý vị nên cố gắng tì m kiếm những địa vị cao, về tinh thần hay vật chất, bằng sự thực hành pháp không bạo hành này.