Nói Dối (Musāvāda)

“Những người khác có thể nói dối; nhưng là đệ tử của Đức Phật, chúng ta sẽ tránh nói dối. Chúng ta sẽ cam kết thực hành để làm suy giảm các phiền não như vậy.” 

Đây là lời dạy của Đức Phật. Trong đó chữ ‘musā’ là điều sai lầm và ‘vāda’ là nói; vì thế ‘musāvāda’ là nói điều sai lầm hay nói dối. Bạn là người nói dối nếu bạn phủ nhận thấy hay biết một điều gì trong khi thực sự bạn thấy hay biết nó. Có bốn yếu tố cấu thành tội nói dối, đó là: 1. Điều một người nói không hợp với sự thực, 2. Ý định đánh lừa người khác, 3. Mô tả điều sai lầm là sự thực và 4. Lời nói ấy được người khác chấp nhận như một sự thực. Đưa ra một lời tuyên bố gồm bốn điều kiện này là một hành động nói dối có quả báo của nghiệp. Nếu hành động nói dối ấy gây thiệt hại cho quyền lợi của người khác, nó có thể đưa đến (tái sanh) trong các cõi khổ.

Tính nghiêm trọng của nghiệp nói dối được quyết định bởi địa vị tinh thần và đạo đức của nạn nhân bị đánh lừa. Tầm mức tinh thần của nạn nhân càng cao thì ộti càng nghiêm trọng. Nếu nạn nhân không có tư cách đạo đức, tội nói dối không nghiêm trọng. Tuy nhiên sẽ là một tội nghiêm trọng nếu nó gây nguy hiểm đến quyền lợi của người khác. Tội gây tai hại càng nhiều thì tính chất nghiêm trọng của nó càng lớn. Về phương diện nghiệp lực, nói dối không làm hại đến kẻ khác không nghiêm trọng. Theo các bản chú giải thì nói dối không đưa đến tái sanh vào các cõi thấp. Tuy nhiên một người tốt nên hoàn toàn tránh nói dối. Thậm chí người ấy phải tránh cả việc nói dối để vui đùa nữa.

Nếu một người đến hỏi mượn bạn một vật gì đó của bạn và bạn không muốn cho người ấy mượn, bạn sẽ nói như thế nào? Nếu bạn nói rằng bạn không có vật ấy trong khi thực sự là bạn có nó, bạn sẽ phạm tội nói dối. Nhưng đó không phải là một tội nghiêm trọng vì nó không gây thiệt hại cho người khác. Dĩ nhiên, dù là một tội nhẹ, nói dối cũng nên được tránh. Nếu bạn nói thật rằng bạn không muốn cho mượn bạn sẽ nhận được thái độ không vui của người ấy. Dân thành phố có lẽ biết cách làm thế nào để đưa ra một câu trả lời thoái thác. Lời khuyên khả dĩ là có thể nói với anh ta rằng chúng tôi chỉ có đủ cho những nhu cầu cá nhân, rằng chúng tôi không có đủ để cho mượn hay chúng tôi không có dư vật ấy. Như vậy chúng ta nên tránh nói dối ngay cả trong những vấn đề vặt vãnh. Một người nói lời chân thực là người đáng tin cậy và giữ được lò ng kính trọng rất mực nơi những người khác.

Tầm Quan Trọng của Tính Chân Thật khi Đưa Ra Bằng Chứng

Tôn trọng sự thật là điều rất quan trọng trong việc giải quyết một cuộc tranh luận. Trong một toà án sơ thẩm hay trong bất kỳ một nơi nào khác người làm chứng khi được thẩm vấn nên làm chứng một cách xác thực và đáng tin cậy. Một số nhân chứng thường hay nói dối và vì thế nếu người thẩm phán xử một vụ kiện dựa trên những bằng chứng không thật của họ, họ đã phạm một tội rất nghiêm trọng. Một bằng chứng giả mạo có thể dẫn đến sự tù tội, hay án tử cho một bị cáo trong một vụ giết người hay bị phạt tiền và bỏ tù trong những trường hợp phạm tội khác. Điều đó có nghĩa là đã đem lại một bất hạnh lớn cho người vô tội. Người thẩm phán tuyên án cũng không thoát khỏi tội. Trong một toà án sự phán quyết được dựa trên bằng chứng viện dẫn thay vì trên kiến thức cá nhân của người thẩm phán vốn được xem là không thích hợp. Đối với việc giải quyết những tranh luận trong Tăng (Saṅgha) cũng vậy phải được dựa trên sự trì nh bày của người làm chứng.

Vì thế tính chân thật đối với người làm chứng hết sức quan trọng. Một bằng chứng giả mạo trong một bất đồng dân sự sẽ khiến cho người phân xử khó mà quyết định được một cách đúng đắn, và một quyết định sai lầm có thể gây thiệt hại lớn cho người chủ hợp pháp hay bên nguyên đơn và phần người nắm quyền chủ toạ cũng không thoát khỏi trách nhiệm.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app