Ngày Của Phật
Từ khi Đức Phật nhập Bát-Niết-Bàn đến nay đã 2514 năm (hay 2555 năm nếu tính tới 2012). Vì Đức Phật nhập diệt ở tuổi 80 nên hôm nay là lễ kỷ niệm lần thứ 2594 ngày sanh của ngài. Thái tử Sĩ-đạt-đa (Siddhattha), là con của đức Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và Hàng Hậu Ma-gia (Māyā). Năm 16 tuổi, ngài cưới Công Chúa Da-du-đà-la (Yasodharā) và trải qua cuộc đời giữa những xa hoa của một vị hoàng tử. Năm 29, ngài từ bỏ hoàng cung và trở thành một vị sa-môn đi tìm chân lý (Dhamma) giải thoát.
Già, bệnh, và chết là những điều không ai thích, nên hiến mì nh cho công cuộc đi tìm phương cách để chinh phục những bất hạnh này quả thực là một khát vọng cao quý. Những người có trí ở mọi thời đại đã và đang làm việc vì hạnh phúc của nhân loại, chẳng hạn như trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa.
Trong vô lượng kiếp sống, Đức Bồ-tát (Bodhisatta) đã cố gắng mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Trong số những tai hoạ phủ vây cuộc sống của con người, tồi tệ nhất có lẽ là già, bệnh, và chết vì thế ngài đã khởi sự đi tìm con đường để chinh phục những tai hoạ này. Năm ấy ngài vừa 29 tuổi, cái tuổi thường được xem như vẫn còn trong độ tuổi thanh xuân
của cuộc đời. Ngày nay, một số người ở tuổi này vẫn cò n là sinh viên, đang cố gắng để kiếm lấy mảnh bằng đại học chứ chưa thể làm được một công việc gì xứng đáng. Đức Bồ-tát, sau khi từ bỏ vợ con và của cải thế gian của mình, đã trở thành một sa-môn năm 29 tuổi. Có thể nói, sự kiện xuất gia của Đức Bồ-tát đã làm chấn động mọi người, nhất là những người trong thời đại của chúng ta, vì quả thực nó là điều không thể nghĩ bàn đối với họ.
Suốt sáu năm trường, Đức Bồ-tát đã thực hành các pháp môn khổ hạnh như đè nén hơi thở, nhịn ăn, v.v…Nhưng sau đó ngài nhận ra việc tự hành xác ấy không phải là con đường đưa đến Giác Ngộ, vì thế ngài đã từ bỏ nó và đi theo Con Đường Trung Đạo và cuối cùng trở thành một vị Phật.
Nhận ra sự vô ích của khổ hạnh, ngài đã ăn uống trở lại, thực hành pháp niệm hơi thở và đắc thiền định. Sau đó, vào đêm rằm tháng Tư, sau khi thọ dụng món cơm sữa của nàng Sujatā, ngài đi đến ngồi dưới cội cây Bồ Đề (banyan) tại Buddhagayā.
Đức Bồ-tát đã trải tám bó cỏ do một người cắt cỏ dâng cúng dưới gốc cây Bồ Đề. Thời ấy, các vị sa môn thường có thói quen sửa soạn chỗ ngồi hoặc nằm cho mì nh bằng những bó cỏ như vậy. Tại đây, Đức Bồ-tát đã quyết định ngồi kiết già cho đến khi nào đạt được sự Giác Ngộ. Ngay lúc ấy, Ma Vương đi đến để quấy nhiễu ngài. Ma Vương không thích bất kỳ ai thực hành Pháp và thành tựu sự giải thoát cả. Chúng ta nhớ ngày Đức Bồ-tát từ bỏ hoàng cung để xuất gia, Ma Vương đã cố thuyết phục ngài trở về nhà. Do không thuyết phục được, từ đó trở đi y đã kiên trì đi theo hoàng tử và trông chừng nhất cử nhất động của ngài để tì m ỗli. Giờ đây y vô cùng chấn động với sự quyết định của hoàng tử. Y không muốn thấy cảnh hoàng tử trở thành một vị Phật, cảnh Đức Phật thuyết pháp cho chư thiên và loài người cũng như cảnh những người đang dưới quyền kiểm soát của y được giải thoát. Ma Vương không thể giữ thái độ dửng dưng được nữa trước sự quyết tâm của hoàng tử.
Ma Vương có uy quyền trong sáu cõi trời dục giới. Vì thế, y đã triệu tập tất cả chư thiên và ma quỷ dưới quyền của y lại. Với những bộ dạng khủng khiếp và các loại vũ khí khác nhau, lũ thiên ma ùn ùn kéo đến và hô vang những tiếng kêu xung trận đinh tai nhức óc. Riêng Ma Vương cỡi trên lưng một thớt tượng lớn, mỗi tay trong số ngàn tay của y đều cầm một loại vũ khí, xông đến Đức Bồ-tát.
Chúng đã cố gắng hết sức để khiến cho Đức Bồ-tát sợ hãi nhưng hoàn toàn thất bại. Đức Bồ-tát vẫn ngồi an nhiên, bất động. Chứng kiến điều này, Ma Vương bảo Đức Bồ-tát phải rời khỏi bồ đoàn (chỗ ngồi dưới cội Bồ Đề) vì nó chính là do những hoạt động từ thiện của y mà có, trong khi đó đám binh ma của y hỗ trợ bằng một tiếng gầm lớn giống như trời long đất lở. Ma Vương lúc đó thách thức Đức Bồ-tát đưa ra bằng chứng về thiện nghiệp của ngài. Không một ai bên cạnh để hỗ trợ Đức Bồ-tát. Vì , khi những đội binh của Ma Vương đến đây, Đế Thích, Phạm Thiên và Long Vương, đều đã bỏ đi. Tuy nhiên Đức Bồ-tát không bị khuất phục. Ngài cầu khẩn quả đất vốn đã từng chứng kiến những hành động bố thí (dāna) của ngài khi còn là Vua Vesssantarā. Ngay lúc ấy quả đất chấn động theo nhiều cách khác nhau như thể một người đã từng chứng thực những hành động bố thí của Đức Bồ-tát trong tiền kiếp của ngài. Sau sự chấn động dữ dội của quả đất, Ma Vương và đám bộ hạ của y mất hết cả bình tĩnh và bỏ chạy tán loạn. Có thể nói đó là một trận động đất lạ thường đến nỗi những rung chấn của nó đã tác động đến bầu khí quyển và khiến cho Ma Vương và đám thuộc hạ của y phải khủng khiếp bỏ chạy, và điều này là do các ba-la-mật của Đức Bồ-tát vậy.
Tuy thế, không có tai nạn nào xảy ra. Chỉ do sợ hãi mà chúng thiên ma tháo chạy mà thôi. Đây là điều đáng ghi nhớ vì những người phỉ báng Phật Pháp thường nói rằng do lời cầu khẩn của Đức Bồ-tát mà Vasundari (vị chư thiên cai quản Quả Đất, hay Địa Mẫu) đã làm cho Ma Vương và thuộc hạ của y bị nhấn chì m trong một trận hồng thuỷ và điều này cho thấy sự thiếu từ bi của Đức Bồ-tát. Nhưng câu chuyện ấy hoàn toàn vô lý và người ta không tì m thấy nhân vật Vasundari hay Địa Mẫu ở đâu trong văn học Thượng Toạ Bộ (Theravāda).
Lại nữa, có một câu hỏi khác do những người kiến thức nghèo nàn nêu lên. Tại sao Đức Bồ-tát lại dính mắc quá nhiều vào chỗ ngồi (bồ đoàn) như vậy? Chắc chắn rồi, lẽ ra sẽ không có gì phiền phức nếu ngài nhường nó cho Ma Vương.
Nhưng phải hiểu rằng Ma Vương đến với đội binh ma của y không phải vì muốn chỗ ngồi ấy mà vì y đã không ngăn cản được nỗ lực thành Phật của Đức Bồ-tát mà thôi. Mỗi vị Bồ Tát đều chỉ đắc Toàn Giác dưới cội Bồ Đề. Nếu ngài từ bỏ chỗ ngồi của mì nh, ngài sẽ phá vỡ lời cam kết (ngồi kiết già cho đến khi đạt đến giác ngộ) của mình và như vậy Ma Vương kể như đã giành được chiến thắng. Thực sự ra, vấn đề không phải là chỗ ngồi mà chính yếu là chánh tinh tấn, và tinh tấn chân chánh sẽ đưa đến sự Giác Ngộ dù ở bất cứ chỗ nào nhưng Ma Vương đã nguyện sẽ quấy nhiễu Đức Bồ-tát dù cho ngài có ở bất cứ nơi đâu, và vì thế, nhờ trung thành với quyết tâm của mì nh và cầu khẩn quả địa cầu mà Đức Bồ-tát đã giành được chiến thắng.
Sau khi chiến thắng Ma Vương, Đức Bồ-tát nhập vào bậc thiền (Jhāna) mà ngài đã đạt đến và trong canh đầu ngài đắc túc mạng minh (pubbenivāsa abhiññāṇa) nhờ đó ngài có thể nhớ được tất cả các tiền kiếp của mì nh. Ngài nhớ lại kiếp sống làm thiên tử Setaketu trong cõi trời Đâu-Suất (Tusita), nơi đây ngài đã thọ hưởng thiên lạc trong hàng triệu năm. Lùi thêm nữa ngài nhớ được kiếp làm Vua Vessantarā và trong kiếp đó ngài đã tu tập hạnh bố thí như thế nào. Theo cách như vậy, ngài nhớ đến các tiền kiếp của mình xa đến tận kiếp làm đạo sĩ Sumedha khi được nghe lời thọ ký của Đức Phật Nhiên Đăng về Phật Quả tiềm tàng của ngài.
Trí nhớ các tiền kiếp (túc mạng minh) này không phải là trí siêu thế mà là trí hiệp thế và như vậy, nó có thể đắc được bởi những đạo sĩ ngoài Phật Giáo. Tuy nhiên một số vị chỉ có thể nhớ được vài tiền kiếp và con số tối đa của các kiếp sống mà họ có thể nhớ là bốn mươi đại kiếp. Còn đối với các vị đệ tử Phật, túc mạng trí này có nghĩa là khả năng nhớ các tiền kiếp vượt qua thời gian, tầm của nó có thể từ một vài chu kỳ thế gian như trong trường hợp của các vị đại đệ tử. Riêng Đức Phật tầm nhớ của ngài không giới hạn. Ngài không những có thể nhớ được các tiền kiếp của mình mà còn nhớ được rất nhiều tiền kiếp của các chúng sanh khác.