Kích Cỡ và Màu Sắc của Xá-Lợi

Xá-lợi của Đức Phật có những kích cỡ khác nhau từ cỡ hạt đậu cho đến cỡ hạt cải. Xá lợi cũng có những màu khác nhau, như vàng, trắng,… Chúng ta có thể xác định một vật thờ cúng của người Phật Tử có phải là xá lợi của Đức Phật hay không dựa trên những gì các bản chú giải nói về màu sắc, kích cỡ,… của xá-lợi. Như ở trên chúng tôi đã nói, xá-lợi của hai vị thượng thủ đệ tử của Đức Phật cũng như xá-lợi của các vị A-la-hán khác, chỉ là những miếng xương người bình thường mà thôi.

Trộm Cắp

Trộm cắp là một trong 44 loại phiền não. Kinh Sallekha nói: “Những người khác có thể trộm cắp hay cướp bóc những gì mà chủ nhân (của vật ấy) không cho. Chúng ta sẽ tránh xa việc trộm cắp.” Quý vị nên thực hành pháp đoạn giảm (Sallekha dhamma) như vậy để giúp làm suy giảm những phiền não.

Những người Phật tử thực hành theo lời dạy của Đức Phật một cách tín tâm luôn luôn giữ gìn ngũ giới, trong đó có tránh xa sự trộm cắp. Bây giờ chúng tôi sẽ giải thích chi tiết giới thứ hai này.

Hành động bất thiện đang được nói đến là adinnādāna theo tiếng Pāḷi mà nghĩa đen là lấy những gì chủ nhân của nó không cho. Dĩ nhiên trộm cắp này cò n gồm cả việc lấy tài sản của người khác một cách lén lút hay lấy nó bằng vũ lực nữa. Luật Tạng giải thích rõ 25 loại trộm cắp mà người xuất gia phải tránh. Để nói đủ về 25 loại ấy sẽ đưa chúng ta đi rất xa, vì thế chúng tôi sẽ chỉ mô tả những sự trộm cắp và sát sanh chính mà thôi.

Trộm cắp là lén lút lấy những gì thuộc về người khác khi họ đang ngủ say không hay biết hay không canh chừng hay vắng mặt ở nơi khác. Lừa người mua bằng cách dùng cân điêu thước thiếu, hay đánh tráo một vật không giá trị cho người mua, bán vàng, bạc giả, không trả đủ tiền lương, không trả thuế, … không trả nợ, hay từ chối trả lại tiền hoặc tài sản được uỷ thác, và từ chối bồi thường bất kỳ sự thiệt hại hay mất mát nào mà mình là người phải chịu trách nhiệm. Tất cả những điều này tạo thành tội trộm cắp.

Ăn cướp là dùng vũ lực để lấy tài sản của người khác. Tội này gồm cả sự hăm doạ và tống tiền hay tài sản, đánh thuế quá cao và bức thuế, tịch thu tài sản bất hợp pháp để thanh toán nợ, kiện tụng để được quyền sở hữu trái với luật pháp bằng cách làm chứng sai và tuyên bố sai sự thực.

Có năm yếu tố cấu thành tội trộm cắp:

1. Một vật hay tài sản thuộc quyền sở hữu của khác; 2. Biết người đó là chủ nhân của vật ấy; 3. Ý định trộm cắp hay ăn cướp; Phạm vào tội trộm cắp hay ăn cướp. 5. Di chuyển thành công vật ấy hay tài sản ấy v.v… Một hành động sẽ tạo thành trộm cắp chỉ khi có mặt tất cả những phần tử cấu thành này. Nếu lấy một vật không có chủ, đó không phải là tội trộm cắp. Ngay cả trong trường hợp tài sản ấy là của một người nào đó và nếu người lấy nghĩ rằng nó không có chủ hay rằng nó là của mình thì cũng không phải là tội trộm cắp. Nhưng khi một người biết rằng vật mình đã lấy là của người khác, y phải trả lại vật ấy hay đền bù tương xứng cho vật ấy. Bằng không, y đã phạm vào tội trộm cắp. Nếu không có ý định trộm cắp, một người lấy vật của người khác do quen biết với chủ nhân, đó không phải là trộm cắp. Ngược lại thì đó là tội trộm cắp. Tuy nhiên nếu chủ nhân không muốn (mất vật ấy), nó phải được hoàn trả lại cho y. Nếu không hoàn trả, đó là một hành động trộm cắp. Cò n về yếu tố thứ tư, được gọi là phạm tội trộm cắp hay ăn cướp dù người ấy tự mì nh làm hay bảo người khác làm hành động sai trái ấy. Lại nữa, được coi là phạm tội trộm cắp ngay khi một người lấy hay dời vật ấy sang chỗ khác với ý định trộm cắp. Người ấy có thể bỏ lại vật đó khi bị chủ nhân phát hiện nhưng điều đó cũng không làm khác đi được (tức vẫn phạm tội trộm cắp). Trong trường hợp của một vị Tỳ-kheo, nếu vật đang nói có giá trị ấy, vị ấy vĩnh viễn không cò n là thành viên của tăng đoàn nữa (nghĩa là đã phạm tội Bất-cộng trụ). Để lại vật đã trộm cắp vào chỗ cũ của nó cũng không gỡ cho vị ấy hết tội được. Vì thế, vấn đề quan trọng nhất là chữ “v.v…” sau khi dời chỗ (ở điều kiện cuối cùng, đó là “Di chuyển thành công vật ấy hay tài sản ấy v.v…”) vốn chỉ rõ những trường hợp trộm cắp mà không liên quan đến sự dời chỗ. Bạn cũng phạm tội trộm cắp khi bạn không trả đúng tiền lệ phí, đúng tiền công, đúng tiền tàu xe, v.v… hay khi ai đó đúng ra phải nhận được tiền của bạn nhưng đã mất hết tất cả hy vọng về điều đó. Nếu toà án ra quyết định có lợi cho bạn trong trường hợp tài sản mà bạn có được một cách gian lận, hay bất công do kiện tụng hay tranh chấp, bạn cũng phạm tội trộm cắp. Do đó, một hành động gọi là trộm cắp nếu nó hoàn thành năm điều kiện này hay khi nó liên quan đến việc lấy tài sản của người khác một cách lén lút hay do lừa đảo hoặc đe doạ.

Trong Kinh Đoạn Giảm Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta thấy bốn phương diện của sự thực hành đoạn giảm. Thứ nhất, bạn xác nhận rằng bạn sẽ tránh xa việc trộm cắp (sallekhavāra). Thứ hai, bạn phải thường xuyên trau dồi những ý nghĩ, ý định,… không trộm cắp (cittuppādāvāra – phương diện khởi tâm). Rồi bạn phải tránh con đường trộm cắp xấu xa bằng cách đi theo con đường không trộm cắp (parillamanavāra).

Phương diện thứ ba của thực hành đoạn giảm này dựa trên sự tránh né hay tiết chế. 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app