Hành Thiền Để Có Tuệ Giác
Sau khi suy xét sâu xa trên lý duyên sanh như vậy, Đức Bồ-tát đã chuyển sang hành thiền minh sát (vipassanā bhāvanā) để đắc chứng lậu tận minh (āsavakhayañaṇa) hay A-la-hán Thánh quả và sự giác ngộ tối thượng. Āsavakhayañaṇa hay lậu tận trí, được gọi như vậy là vì nóđưa đến sự diệt hoàn toàn của tất cả lậu hoặc (āsava). Vipassanā có nghĩa là pháp quán sự sanh và diệt của mọi hiện tượng (danh sắc) và tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của năm thủ uẩn (upādānakkhandha), tức năm uẩn tạo thành đối tượng của sự chấp thủ.
Người ta thường xem thân là thường hằng và đồng nhất (mì nh)với cái thân mà họ có ấy như một đứa con. Họ nghĩ, “Thân này là tôi; thân này là của tôi.” Sở dĩ con người chấp thủ vào thân vật lý là vì ngã kiến (cho “Thân này là Tôi”) và tham ái (cho “Thân này là của tôi”). Ngã kiến và tham ái (diṭṭhi và taṇhā) này tạo thành căn bản cho mọi chấp thủ.
Thân người là sự tập hợp của những phân tử vật chất nhỏ li ti mắt thường không thế thấy được. Ngay cả một cái lông mi cũng đã chứa đựng hàng triệu đơn vị vật chất. Xem xét một giọt máu dưới kính hiển vi sẽ cho thấy có tới cả năm triệu tế bào. Những sự thực khoa học này hoàn toàn phù hợp với lời dạy của Đức Phật. Mỗi trong muôn vàn tế bào ở trong thân lại cò n chứa đựng vô số những phân tử. Thế thì , làm thế nào bạn có thể đồng nhất thân người với cái tôi hay bản ngã được? Bạn cũng không thể nói bất cứ thứ gì trongđó là của bạn được. Hơn nữa, các đơn vị vật chất nằm trong một dò ng biến dịch không ngừng; vì người ta nói rằng sự sanh và diệt của tâm xảy ra một tỷ lần trong một cái nháy mắt, nên chúng ta có thể cho rằng các đơn vị vật chất sanh và diệt năm mươi ngàn triệu lần trong cùng thời gian ấy. Các nhà khoa học nói rằng sự sống của một nguyên tử chỉ kéo dài một phần triệu giây. Điều này gần như phù hợp với lời dạy của Đức Phật vốn ước lượng con số những sát-na của sự phân rã vật chất trong một cái nháy mắt là khoảng năm mươi ngàn triệu (sát na). Do đó, thật là lầm lẫn để xem thân người này là thường, lạc … trong khi nó phân huỷ nhanh chóng như vậy. Để có một sự thấu thị vào tính chất vô thường, khổ, và vô ngã của mọi vật chất (sắc) chúng ta cần phải hành thiền minh sát để thấy các pháp đúng như chúng là.
Các đối tượng thuộc về tâm thủ uẩn là những đối tượng kết hợp với thọ, tưởng, hành, và thức. Vì mỗi trong các uẩn này có một sự chấp thủ tương ứng xuất phát từ vô minh và tham ái. “Chính tôi cảm thọ. Cái này là cảm thọ của tôi.” “Chính tôi nhận thức. Cái này là trí nhớ của tôi.” “Chính tôi làm điều này. Cái này là ý định của tôi.” “Chính tôi biết. Cái này là cái biết của tôi,” và v.v… Để loại trừ chấp thủ, bạn phải quan sát liên tục mọi hiện tượng tâm hay danh pháp vào lúc thấy hay nghe, …
Khi định lực của bạn phát triển, bạn sẽ đi đến cái biết chính xác về bản chất của các hiện tượng tâm-vật lý; sau đó bạn sẽ hay biết được sự sanh và diệt không ngừng của các hiện tượng. Lúc ấy bạn sẽ nhận ra ba dấu hiệu nổi bật của chúng, đó là, vô thường, khổ, và vô ngã. Người bình thường sẽ nhận thức được như vậy. Riêng đối với Đức Bồ-tát, minh sát trí giúp ngài thấy rõ bản chất của mọi hiện tượng tâm-vật lý trong toàn vũ trụ, cả bên trong lẫn bên ngoài.