Nội Dung Chính
Giác Ngộ
Khi quán sự sanh và diệt của năm uẩn, Đức Bồ-tát đã phát triển minh sát trí theo tuần tự và đạt đến giai đoạn Nhập Lưu (Sotāpanna), ở đây ngài thấy Niết Bàn ở mức Đạo Qủa. Ngài cũng thấy Niết Bàn lần thứ nhì ở giai đoạn Nhất Lai (Sakadāgāmi) và lần thứ ba ở giai đoạn Bất Lai (ānāgāmi). Cuối cùng, với sự diệt hoàn toàn của các phiền não và chứng đắc A-la-hán Thánh Qủa, ngài thấy Niết Bàn lần thứ tư và trở thành Bậc Toàn Giác.
Đối với các vị đệ tử của Đức Phật, A-la-hán Thánh Quả và sự chứng ngộ Niết Bàn chỉ có nghĩa là sự diệt tận của tất cả phiền não. Các vị thường không thoát khỏi những thói quen hay tập khí vốn đã có lần đan xen với những phiền não của mì nh. Một số vị A-la-hán không có bất kỳ một năng lực thần thông nào. Một số chỉ có tam minh, đó là, túc mạng minh qua đó các vị có thể nhớ được các tiền kiếp; thiên nhãn minh, qua đó các vị có thể thấy các vật ở xa hay gần, lớn hay nhỏ; và A-la-hán Thánh Đạo trí bảo đảm sự diệt hoàn toàn của các phiền não. Một số vị đắc A-la-hán cùng với lục thông, đó là, khả năng tạo ra nhiều loại sự vật (biến hoá thông), khả năng nghe những âm thanh ở xa (thiên nhĩ thông), khả năng biết những gì người khác đang nghĩ (tha tâm thông) cộng với tam minh đã đề cập ở trước. Ngoài sáu loại thần thông đó ra, một số vị A-la-hán cò n có bốn loại trí phân tích hay tứ tuệ phân tích (paṭisambhidāñāṇa). Cho dù là vậy, các vị vẫn không thoát khỏi những tập khí (tiền khiên tật), và cũng không biết hết tất cả Pháp (dhamma). Chỉ có Đức Phật là người hoàn toàn thoát khỏi các phiền não và tiền khiên tật. Ngài biết tất cả Pháp. Ngoài ra, ngài cò n có những thuộc tính của Phật Quả.
Thân Vật Lý của Đức Phật
Với sự chứng đắc A-la-hán Thánh Quả, Đức Phật cũng đã thành tựu toàn giác trí hay nhất thiết tri trí (sabaññutāñāṇa 一切知智(佛陀的智慧), giúp ngài có thể biết được mọi thứ bằng cách suy xét trên những gì ngài muốn biết. Kinh điển đã cho chúng ta biết Đức Phật có nhất thiết tri trí và các loại trí phi thường khác như thế nào nhưng điều đáng nói là kinh không đề cập đến bất cứ điều gì ạl thường về thân vật lý của Đức Phật. Đức Phật chỉ phô bày nét đặc biệt phi thường của thân ngài ở tuần lễ thứ tư sau khi Giác Ngộ.
Chúng ta biết sau khi đạt đến Giác Ngộ, tuần lễ đầu ngài tiếp tục ngồi dưới cội Bồ Đề, nhập vào trạng thái tịnh lạc của Niết-Bàn. Suốt tuần lễ thứ hai ngài đứng nhì n không chớp mắt vào chỗ ngồi (bồ-đoàn) của ngài. Ngài dành tuần lễ thứ ba để bước tới bước lui theo hướng đông-tây. Trong tuần lễ thứ tư, ngài suy nghĩ về Pháp-Vi-Diệu (Abhidhamma) và khi ngài suy xét đến bộ Paṭṭhāna, ngài có được cơ hội để vận dụng trí tuệ lên đến tột đỉnh của nó. Theo Chú giải, lúc đó toàn thân của Đức Phật phát ra những tia hào quang sáu màu, đó là, xanh, vàng, đỏ, trắng, cam và sự rực chói. Sau tuần lễ thứ tư, Đức Phật dùng bảy ngày dưới gốc cây Ajapala, bảy ngày khác dưới cây Kyee gần hồ Muncalinda và bảy ngài khác dưới cây Linlun. Như vậy, ngài đã trải qua 21 ngày trong Thánh Quả Định (phalasamāpatti).