Nội Dung Chính
Bảy Hoạt Động Tình Dục Nhỏ
Có lần một người bà-la-môn tên Janussoni đã đi đến Đức Phật và hỏi ngài một câu hỏi. Ông ta là một người đa văn, học rộng, và tinh thông ba tập Vệ-đà. Vào những ngày ấy, các vị bà-la-môn thường hay đặt câu hỏi, thảo luận và tranh biện với Đức Phật. Những người theo Ấn-Giáo ngày nay là con cháu của những người bà-la-môn thời ấy và vì thế Janussoni có thể được gọi là một học giả Hindu. Ông đã hỏi Đức Phật rằng: “Thưa Sa-môn Gotama, ngài có tự coi mì nh là một người thực hành phạm hạnh trong sạch không?” Sở dĩ ông hỏi câu hỏi này là vì ông xem Đức Phật không đủ tiêu chuẩn để được gọi là một brahmacārī (người thực hành phạm hạnh trong sạch).
Thực hành phạm hạnh, theo như thánh điển Vệ Đà của họ mô tả, một người bà-la-môn phải giữ tì nh trạng độc thân cho đến khi 48 tuổi và hiến mì nh cho việc nghiên cứu ba tập Vệ-đà. Ở tuổi 48 này, một số bà-la-môn đi khất thực để trả ơn cho thầy tổ của họ và sau đó trở thành các vị đạo sĩ. Một số đi đến nhà của các bà-la-môn có con gái đến tuổi có thể kết hôn được. Họ xin hỏi cưới những cô gái này nhằm duy trì dò ng dõiủca họ để đổi lấy những phước báu mà họ đã tích tập qua việc hành phạm hạnh trong suốt 48 năm. Những gia đình bà-la-môn muốn có được phước báu không tốn chút công nào sẽ vui vẻ gả con gái của họ bằng một lễ cưới. Tất nhiên, một sự dâng hiến như vậy sẽ là khó hiểu đối với những người Phật tử nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe đồn rằng ở Miến người ta hiến tặng những người con gái cho một thầy lang tự cho là người của hoàng tộc để được chút danh lợi gì đó. Những người Bà-la-môn dâng hiến con gái là vì đức tin của họ nơi Thánh Điển Vệ-đà trong khi một số người Miến cho con gái của họ đi là vì si mê. Những gì họ làm trong con mắt của chúng ta có thể là vô lý nhưng điều đó lại phát sanh từ niềm tin và hy vọng của họ.
Khi sanh được một đứa con trai, người bà-la-môn tự xem như mình đã hoàn thành nhiệm vụ sinh sôi nẩy nở và một số lại trở thành đạo sĩ trong lúc đứa con trai của họ sẽ tiếp tục sống cuộc sống của một người gia chủ. Janussoni tin rằng chỉ những người, giống như những Bà-la-môn đã cam kết sống phạm hạnh trong suốt 48 năm này, mới tự gọi mì nh là người sống phạm hạnh (brahmacārī), một danh hiệu mà ông ta cho rằng Đức Phật phải bị phủ nhận, vì khi là thái ửt Sĩ-đạt-đa, ngài đã hưởng thụ đời sống hôn nhân trong 13 năm vậy.
Đức Phật trả lời rằng ngài là một brahmacārī (người sống phạm hạnh) đích thực. Rồi ngài chỉ ra bảy hoạt động tì nh dục nhỏ có khuynh hướng làm ô nhiễm và thoái hoá phạm hạnh. Bảy hoạt động ấy như sau:
- Có một số gọi là Sa-môn hay Bà-la-môn, tự tuyên bố sống Phạm hạnh một cách chơn chánh, tuy không có hành dâm với nữ nhân, nhưng hưởng thụ được nữ nhân vuốt ve, xoa bóp, tắm, đánh phấn. Vị ấy thích thú, ước muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Những đam mê này là nguyên nhân của Phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm. Phạm hạnh của những người này không thanh tịnh, bị liên hệ, bị hệ lụy với dâm dục. Nó không góp phần vào sự giải thoát tinh thần của họ. Đây là hoạt động dâm dục nhỏ thứ nhất. Trong Tăng Chúng cũng vậy, người ta đồn rằng một số vị Trưởng lão đã để cho người nữ xoa bóp (massaged). Chắc chắn hành động này sẽ làm nhơ uế phạm hạnh của các vị. Thích thú khi xúc chạm với người nữ và bất cứ cố gắng nào để đạt được mục đích ấy đều có thể khép một vị Tỳ-kheo vào tội Tăng Tàn (Saṅghādisesa).
- Cười giỡn, cợt nhả với người nữ. Dù không có sự xúc chạm thân thể nhưng hành động có liên quan đến sự cười giỡn, chọc ghẹo, bông đùa quá mức với người nữ. Nếu cuộc nói chuyện nhắc đến những sự khiêu dâm, vị Tỳ-kheo kể như phạm tội tăng tàn.
- Nhìn người nữ với sự thoả thích.
- Dù không thấy người nữ do cách tường, cách vách, hay màn che nhưng nghe được tiếng người nữ. Vị sa-môn hay Bà-la-môn lấy làm vui thích khi nghe người nữ cười, khóc, nói chuyện, ca hát… thì phạm hạnh của vị ấy đã bị ô nhiễm. Và ngày nay cách tì m kiếm dục lạc này dường như phổ biến hơn trước. Người ta có thể nghe giọng ca của những nữ ca sĩ ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, thích thú khi nghe giọng ca của người nữ như vậy vẫn là đam mê trong dục lạc nhỏ.
- Hồi tưởng lại những lạc thú mà một thời đã trải qua với người nữ. Điều này đặc biệt liên quan đến những người lớn tuổi xuất gia sau khi đã đắm chì m trong các dục lạc trần gian lúc cò n trẻ.
- Ghen tị với những người giàu đang hưởng thụ các dục lạc. Một sự ghen tị như vậy sẽ dẫn đến sự thoái hoá về phạm hạnh. Tất nhiên hoạt động tì nh dục này rất vi tế. Những hoạt động tì nh dục nhỏ từ số một đến số sáu liên quan đến kiếp sống hiện tại.
- Hoạt động tì nh dục nhỏ cuối cùng là mong muốn được tái sanh thiên giới do nhờ giữ phạm hạnh này. Theo đó việc giữ giới và phạm hạnh của vị sa môn hay Bà-la-môn chỉ cốt để được thọ hưởng dục lạc với các vị chư thiên trong kiếp kế và như vậy về căn bản không khác với mong muốn được hưởng một thời gian thoải mái của một vị Tỳ-kheo sau khi hoàn tục. Như vậy khát khao dục lạc thiên giới được Đức Phật mô tả như một hoạt động tì nh dục. Thực sự, mục đích của một vị Tỳ-kheo khi gia nhập Tăng Đoàn không phải để thành tựu hạnh phúc cõi trời mà là để giải thoát khỏi vò ng sanh ửt luân hồi.
Bảy hoạt động tình dục nhỏ này, vị Tỳ-kheo cũng như nam cư sĩ giữ tám giới đều có thể phạm phải. Tất nhiên, những gì chúng tôi nói về sự ô nhiễm phạm hạnh của người nam cũng áp dụng như nhau đối với người nữ vậy.
Trong bảy hoạt động tình dục nhỏ này, hai hoạt động đầu phần lớn dẫn đến sự phá giới. Năm hoạt động khác dù không đến nỗi đưa đến phá giới nhưng chúng có khuynh hướng làm ô nhiễm giới. Vì thế vị Tỳ-kheo nên, nếu có thể được, tránh cả bảy hoạt động này. Đối với những người không hành thiền có lẽ không thể thoát khỏi hoàn toàn những mong muốn hưởng thụ lạc thú cõi trời được. Ngay cả giữa những người hành thiền cũng vậy, sự mong muốn này đôi khi cũng lẻn vào tâm những người mà mục đích hành thiền của họ chỉ là để tránh rơi vào bốn ác đạo. Tuy nhiên nếu người hành thiền ghi nhận được mọi ý nghĩ và ước muốn liên quan đến các hoạt động tì nh dục nhỏ họ sẽ chiến thắng được chúng. Đối với họ điều này không khó gì hơn một người bệnh phải uống thuốc để chữa bệnh. Bằng sự quyết tâm vững chắc họ cũng có thể loại bỏ được những tư duy bất thiện liên quan đến tình dục.
Những người thực hành phạm hạnh ngoài Phật Giáo xem việc tránh những hoạt động tì nh dục nhỏ này là điều không cần thiết; Họ cũng không biết cách làm thế nào để vận dụng chánh niệm và suy xét để tránh nó. Vì vậy, những người thực hành phạm hạnh suốt 48 năm trong truyền thống Bà-la-môn chắc chắn không sao thoát khỏi những hoạt động tì nh dục nhỏ này. Cuộc sống hôn nhân của họ sau 48 năm thực hành phạm hạnh cũng làm cho họ trở nên không trong sạch nữa. Đức Phật đã giúp cho Bà-la-môn Janussoni hiểu rõ những sự kiện này và cuối cùng ngài thêm rằng, chỉ sau khi đã hoàn toàn vượt qua bảy hoạt động tì nh dục nhỏ ngài mới tuyên bố là bậc Chánh Đẳng Giác.
Ấn tượng bởi những lời dạy của Đức Phật, Bà-la-môn Janussoni đã xin quy y và trở thành đệ tử của Đức Phật.
Không chỉ Đức Phật mà các bậc Thánh A-la-hán cũng không liên quan gì đến những hoạt động tì nh dục nhỏ. Ngay ở giai đoạn Bất Lai (Anāgāmi), bậc thánh đã thoát khỏi ái dục. Ở hai tầng thánh đầu cũng vậy, vị Tỳ-kheo thường không cò n những hoạt động tì nh dục nhỏ này. Người tại gia cư sĩ cũng cần phải tránh chúng khi đang hành thiền hay giữ giới. Theo cách này, họ có thể nâng cao và làm cho phạm hạnh của họ thanh tịnh một cách hoàn hảo.
Tôi vừa nói về những hoạt động tình dục nhỏ vì lợi ích của những người quan tâm đến việc thực hành phạm hạnh cao hơn. Riêng đối với phạm hạnh bình thường mà hầu hết mọi người hiểu theo chữ “brahmacariya”, bao lâu một người không hành dâm sự thanh tịnh của nó vẫn không bị ảnh hưởng. Người tại gia cư sĩ không thể giữ phạm hạnh thì nên tránh xa sự tà dâm vì bất kỳ ai sống quá độ về tì nh dục đều phải trả giá đắt cho những việc làm ấy trong các kiếp sống tương lai. Theo lời dạy của Đức Phật trong Tăng Chi Bộ Kinh thì họ có thể phải đoạ vào bốn ác đạo sau khi chết. Và khi họ tái sanh lại làm người họ thường hay có nhiều kẻ thù.
Quả nghiệp của những người tránh tà dâm nên hiểu ngược lại với những gì đã nói. Chẳng hạn như, sau khi chết họ sẽ được tái sanh thiên giới, và khi trở lại làm người, họ không có kẻ thù mà cò n có nhiều bạn tốt.
Chú giải Tiểu Tụng (Khuddakapātha) và Như Thị Thuyết (Itivuttaka) có nói đến hai mươi quả nghiệp của phạm hạnh. Trong đó mười tám là đặc biệt đáng lưu ý: (1) Không có kẻ thù, (2) Không bị tái sanh vào bốn ác đạo, (3) Không bị phanh thây, (4) Có thể làm bất cứ điều gì một cách công khai không sợ hãi, (5) Có thể nói thẳng thừng không sợ hãi, (6) Được mọi người yêu mến, (8) Đời sống gia đình hạnh phúc, (9) Có dồi dào của cải, (10) Đầy đủ lục căn, (11) Có những thuộc tính cần thiết của người nam hay người nữ, (12) Không bị thiến, (13) Không bị chuyển giới, (14) Không bị xa cách người yêu, (15) ngủ ngon giấc,… (17) Không phải lo lắng về cơm ăn, áo mặc,…, (17) không nóng tính, (18) Không có sự sợ hãi hay e thẹn.
Trên đây là những quả lợi ích phát sanh cho những người tránh xa việc tà dâm khi giữ ngũ giới hoặc thực hành phạm hạnh trong sạch khi giữ bát quan trai giới. Tất nhiên, không cần phải nói, phạm hạnh suốt đời của những vị Tỳ-kheo còn phát sanh những lợi ích lớn hơn như vậy.