Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển Iv – Phẩm Bà La Môn: Tích Chuyện Vị Bà La Môn

Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển IV 

Phẩm Bà La Môn: Tích Chuyện Vị Bà La Môn

“Na cāhaṃ brāhmaṇaṃ brūmi,
Yonijaṃ mattisambhavaṃ,
Bhovādī nāma so hoti,
Sace hoti sakiñcano,
Akiñcanaṃ anādānaṃ,
Tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ”.

“Ta không gọi Phạm chí,
Vì chỗ sanh mẹ sanh,
Chỉ được gọi tên suông,
Nếu tâm còn phiền não,
Không phiền não chấp trước,
Ta gọi Bà-la-môn”.

Khi Bậc Đạo Sư ngự tại Jetavana Ngài đề cập đến vị Bà la môn, thuyết lên kệ ngôn nầy.

Tương truyền rằng: Bà la môn ấy suy nghĩ rằng:

– Sa môn Gotama gọi đệ tử của Ngài là Bà la môn. Ta cũng sanh từ dòng Bà la môn, Ngài nên gọi ta như vậy mới phải.

Bà la môn ấy đi đến Tịnh xá Jetavana đảnh lễ Đức Thế Tôn xong rồi trình lên Ngài việc đó.

– Nầy Bà la môn, Như Lai không gọi “Bà la môn” chỉ vì thọ sanh từ dòng Bà la môn, người nào đã chấm dứt không còn phiền não, không còn chấp thủ, ta gọi người ấy là Bà la môn.

Rồi Ngài tuyên thuyết lên kệ ngôn rằng: “Ta không gọi Phạm chí. Vì chỗ sanh mẹ sanh. Chỉ được gọi tên suông. Nếu tâm còn phiền não. Không phiền não chấp trước. Ta gọi Bà-la-môn”.

CHÚ GIẢI:

Yonijaṃ: tức là thọ sanh.

Mattisambhavaṃ: nghĩa là người thọ sanh vào thai bào của mẹ là nữ Bà la môn.

Bhovādī: nghĩa là câu nói thường dùng cho người thân mến cách xưng hô như thế… gọi là Bhovādī. Vì rằng chính ý vẫn còn phiền não như ái… nhưng ta gọi người đã chấm dứt phiền não như ái… không còn chấp thủ, người ấy là Bà la môn.

Dứt Pháp thoại, vị Bà la môn ấy chứng Quả Dự Lưu.

Dịch Giả Cẩn Đề
Thầy nghĩ: Ta đây có mẹ dòng,
Bà la môn nữ, vậy ta đồng,
Ngang hàng với bậc Thinh Văn Giác,
Hỏi Phật: Ý này có đúng không?
Phật bảo: Bà la môn tên suông.
Nếu còn chấp trước, dục chưa buông,
Não phiền giũ sạch, người không chấp,
Mới thật Bà la môn mẫu khuôn.
DỨT TÍCH CHUYỆN VỊ BÀ LA MÔN

163

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app