Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển Iv – Phẩm Bà La Môn: Tích Trưởng Lão Sāriputta

Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển IV 

Phẩm Bà La Môn: Tích Trưởng Lão Sāriputta

389. “Na brāhmaṇassa pahareyya

Nāssa muñcetha brāhmaṇo
Dhi brāhmaṇassa hantāraṃ
Tato dhī yassa muñcati”.
390. “Na brāhmaṇass’etad akiñci seyyo
Yadā nisedho manaso piyehi
Yato yato hiṃsamano nivattati
Tato tato sammatimeva dukkhaṃ”.

“Chớ có đập phạm chí!

Phạm chí chớ đập lại!
Xấu thay đập phạm chí
Đập trả lại xấu hơn!”.
“Đối với bà-la-môn
Đây không lợi ích nhỏ.
Khi ấy không ái luyến
Tâm hại được chận đứng
Chỉ khi ấy khổ diệt”.

Đức Thế Tôn khi trú tại Jetavana đề cập đến Trưởng lão Sāriputta, thuyết lên pháp thoại nầy.

Tương truyền rằng: Dân chúng thường tán dương Ngài rằng: “Thật đáng khen ngợi Ngài của ta, Ngài có đầy đủ đức nhẫn nại. Khi có người lăng mạ, hoặc đánh đập, dù trong bất cứ trường hợp nào, Ngài cũng không giận”.

Bấy giờ, một Bà la môn tà kiến hỏi rằng:

– Ai là người không giận chứ?

– Trưởng lão Sāriputta của chúng tôi.

– Không ai có thể làm cho Ngài nổi giận được hay sao?

– Điều khiến Ngài nổi giận đó, không bao giờ có đâu.

– Nếu như thế, ta sẽ làm cho Ngài nổi giận đấy.

– Nếu ông làm được thì hãy làm đi.

Gã Bà la môn tà kiến suy nghĩ rằng:

“Được rồi, ta sẽ có cách”. Khi Truởng lão đang trì bình khất thực, y bèn theo sau lưng Ngài, đánh thật mạnh vào sau lưng Ngài. Trưởng lão suy nghĩ: “Chuyện chi thế?”. Và Ngài vẫn tiếp tục đi. Khi ấy toàn thân của Bà la môn nóng nảy vô cùng, y biết rằng:

– Ngài đây là bậc có đầy đủ ân đức cao quý.

Y liền quỳ xuống chân Trưởng lão mà bạch rằng:

– Kính bạch Ngài! Xin Ngài hãy tha lỗi cho con.

– Chuyện chi vậy?

– Con đã đánh Ngài để xem sự nhẫn nại của Ngài đến đâu.

– Thôi được rồi! Ta tha lỗi cho ông đó.

– Bạch Ngài! Nếu Ngài tha lỗi cho con, xin Ngài hãy thọ lãnh vật thực nơi nhà
con đi. Rồi y thỉnh bát của Ngài. Trưởng lão trao bát cho y. Vị Bà la môn thỉnh Ngài về nhà cúng dường.

Dân chúng bất bình rằng: “Ngài của chúng ta vô lỗi mà bị Bà la môn nầy đánh, y không thể thoát khỏi gậy gộc được, chúng ta sẽ giết y tại nơi đó”.

Rồi cầm đá, gậy… núp ở cửa nhà Bà la môn. Trưởng lão đứng lên trao bát cho Bà la môn. Dân chúng thấy vị Bà la môn ấy đi với Trưởng lão mới bạch rằng:

– Xin Ngài hãy nhận bát lại, để Bà la môn ấy trở về.

– Nầy các cận sự, chuyện chi vậy?

– Vị Bà la môn nầy đã đánh Ngài, nên chúng con sẽ trị hắn.

– Thế các ngươi bị đánh hay ta bị đánh?

– Thưa Ngài bị gã đánh.

– Bà la môn nầy đánh ta và đã sám hối với ta rồi. Vậy các ngươi hãy về đi.

Khi Ngài bảo họ và Bà la môn về rồi, Ngài trở về Tịnh xá, chư Tỳ khưu tán thán rằng:

– Thế nầy là thế nào? Ngài Sāriputta đã bị Bà la môn ấy đánh mà còn nhận vật thực tại nhà của họ. Như vậy, kể từ nay chư Tỳ khưu sẽ tiếp tục bị Bà la môn đánh.

Bậc Đạo Sư ngự đến phán hỏi rằng:

– Nầy chư Tỳ khưu! Các ngươi đang bàn luận về câu chuyện gì thế?

Chư Tỳ khưu trình lên Đức Thế Tôn câu chuyện ấy, Ngài phán rằng:

– Nầy các Tỳ khưu! Bà la môn không hãm hại Bà la môn. Nhưng Bà la môn tu sĩ sẽ bị Bà la môn cư sĩ hãm hại. Và Bậc A Na Hàm đạo đã sát tuyệt sân hận rồi.

Rồi Ngài tuyên thuyết lên kệ ngôn rằng:

“Chớ có đập phạm chí!. Phạm chí chớ đập lại! Xấu thay đập phạm chí. Đập trả lại xấu hơn!”.

“Đối với bà-la-môn. Đây không lợi ích nhỏ. Khi ý không ái luyến. Tâm hại được chận đứng. Chỉ khi ấy khổ diệt.

CHÚ GIẢI:

Pahareyya: nghĩa là Bà la môn Vô Lậu biết rằng: “Ta là (Vô lậu), không còn
hãm hại Bà la môn Vô Lậu hay Bà la môn khác”.

Nāssa muñcetha: nghĩa là vị Bà la môn Vô lậu dù bị họ đánh đập cũng không cột oan trái với họ, tức là cũng không sân hận với người đánh mình.

Dhi brāhmaṇassa: nghĩa là ta chỉ trích Bà la môn đánh đập Bà la môn Vô Lậu.

Tato dhi: nghĩa là người nào đánh lại người đánh mình gọi là cột oan trái với họ, ta chỉ trích người cột oan trái đó (người bị đánh) hơn là người đánh đập ấy.

Etad akiñci seyyo: nghĩa là đối với Bậc vô Lậu nào không lăng mạ lại người lăng mạ mình hay không hãm hại lại người hãm hại mình, sự không lăng mạ lại và sự không hãm hại lại mà điều cao thượng vô cùng đối với vị Bà la môn Vô Lậu ấy.

Yadā nisedho manaco piyehi: nghĩa là sự phát khởi sân hận gọi là cảnh thương yêu của tâm(1) đối với nguời thường hay sân. Nguời hay sân thường tà hạnh với cha, mẹ và Đức Phật… cũng do ảnh huởng cảnh yêu thương đó. Do vậy, sự chế ngự tâm ra khỏi cảnh yêu thương đó tức là áp chế tâm sân ra khỏi cảnh yêu thương, nghĩa là sự áp chế tâm sân của người đa sân là điều cao quý. Tâm sân được gọi là Hiṃsamano, tâm sân ấy được chấm dứt do Đạo A Na Hàm.

Tato tato: nghĩa là sự chấm dứt từ vật ấy, tức là chấm dứt khổ luân hồi.

Dứt kệ ngôn, nhiều người chứng đạt Thánh Quả.

Dịch Giả Cẩn Đề
Nghe danh Pháp Chủ nhẫn hơn đời,
Rắn mắt, Bà Môn muốn thử chơi,
Cố sức đấm lưng Ngài thật mạnh,
Ngài không quay lại, lặng im hơi,
Bà Môn sám hối thỉnh Ngài về,
Ngài vẫn vui lòng, chẳng chấp nê,
Phật tử xem nhau vây cổng ngõ,
Ngài ra biện lý, xử cho huề,
Tăng chúng chê Ngài chẳng thẹn này,
Phật rằng: Sân hận bứng đi ngay,
Đánh người đáng hổ, sân càng hổ,
Người trí tâm từ, mát mẻ thay.
DỨT TÍCH TRƯỞNG LÃO SĀRIPUTTA

157

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app