Lời Dặn Dò Của Thiền sư Ottamathara

Lời dạy của tôi dành cho tất cả, không giới hạn cho một cá nhân nào; đó là lý do ngay cả khi bạn không hiểu, người khác có thể sẽ hiểu được. Lời dạy của tôi chú trọng về hành động đúng, không phải theo thói quen chúng ta thường làm; nếu không thực hành, bạn khó mà hiểu được. Để tay và chân trong một tư thế thoải mái, giữ cho lưng và đầu được thẳng, nâng cơ thể lên để trọng lượng cơ thể không kéo bạn xuống sàn, nhẹ nhàng nhắm mắt lại, cho phép thân và tâm được thư giãn, thả lỏng, đừng ngắc cứng bất cứ bộ phận nào của cơ thể, thư giãn các sợi dây thần kinh ở toàn bộ cơ thể. Đừng làm một cách ép buộc, hãy luôn luôn kham nhẫn, hay biết để mọi thứ diễn ra tự nhiên và làm một cách tự do, cho phép tâm được rộng mở. Thực hành thiền chủ yếu liên quan đến tâm, hãy tập trung sự chú ý vào tâm hơn trên thân hay trên những đối tượng khác. Hãy luôn luôn hay biết chính mình, không phải người khác; hãy luôn luôn chánh niệm trên chính mình, không phải người khác. Chúng ta đã quen hay biết, chánh niệm trên người khác, hay trên các yếu tố bên ngoài. Giờ đây, chúng ta cần phải xả ly khỏi nó, khỏi những thứ bên ngoài; đó là lý do tại sao chúng ta cần phải hay biết chánh niệm vào bên trong, vào chính mình. Chúng ta cần phải sống chỉ với tâm và giây phút hiện tại của mình mà thôi.

Không có gì là bền vững hay thường hằng, bất cứ cái gì xuất hiện hay sinh khởi cũng sẽ biến mất, bất cứ hành động nào của chúng sinh hữu tình và chúng sinh vô tình chắc chắn sẽ dừng lại. Đó là lý do tại sao nếu chúng ta nương tựa vào cái gì đó, hay ai đó, vào chính mình, vào tài sản của mình, hay vào những cái khác, chúng ta sẽ không an toàn và cảm thấy đau khổ, lo lắng, sợ hãi, căng thẳng và đầy ham muốn. Đó là lý do tại sao chúng ta nên dựa vào sự thật và không nên quên lý thuyết về sự thật này, mọi lúc mọi nơi. Nếu quên đi sự thật, sẽ có vấn đề trên thân và trong tâm của chúng ta; nếu thấu suốt sự thật, chúng ta sẽ sớm giải thoát. Những ý nghĩ, quan niệm về cái gì đó, hay ai đó đã cắm rễ sâu vào phần cốt lõi trong tâm thức chúng ta. Chúng ta thường cho rằng cái gì đó là thực, ai đó là thực, tôi hay bạn, của tôi hay của bạn, chúng sinh hữu tình hay chúng sinh vô tình, người hay vật, nam hay nữ, trẻ hay già, giàu hay nghèo, có học thức hay không có học thức, sống hay chết,… chúng ta nghĩ rằng tất cả những điều này là thực, là sự thật. Nếu cái gì đó là thật, nó sẽ tồn tại thường hằng; nếu có ai đó là thật, người đó sẽ tồn tại mãi không mất đi. Nhưng sự thật chính là mọi thứ đều không bền vững, mọi người đều không mãi tồn tại, không thường hằng. Không có gì là bền vững hay thường hằng, đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chấp nhận mình không phải là gì cả. Chúng ta chấp nhận chính mình không là gì cả tương tự chúng ta chấp nhận ý tưởng tồn tại về cái gì đó hay ai đó. Chỉ có bản chất vô thường luôn luôn đổi mới, và bản chất thường hằng là sự thật gốc, sự thật tối hậu. Đức Phật đã tự thân khám phá ra sự thật này không thầy chỉ dạy, không lời hướng dẫn. Nếu không thể chấp nhận mình không phải là gì cả, chúng ta khó mà liễu ngộ về bản chất vô thường luôn luôn đổi mới và bản chất thường hằng.

Tôi xin lặp lại: Nếu cứ mãi nắm giữ quan niệm về cái gì đó hay ai đó, chúng ta sẽ không bao giờ thấu suốt được bản chất vô thường luôn luôn đổi mới và bản chất thường hằng. Đây là sự thật gốc, hay sự thật tối thượng. Đó là lý do tại sao việc luôn ghi nhớ không có cái gì cả là cực kì quan trọng, tất cả chúng ta cần hiểu rõ về sự thật. Trước khi biết về sự thật chẳng có gì cả, tôi luôn luôn bận rộn với việc chăm sóc cho ai đó, làm việc cho ai đó, làm việc vì cái gì đó, hay làm kiếm tiền, đi đến nơi nào đó, hy vọng cho tương lai, đợi chờ các cuộc hẹn v.v… Tất cả hoạt động này không bao giờ kết thúc vì không hiểu biết về chẳng có gì cả và về bản chất vô thường luôn luôn đổi mới. Tất cả chúng ta đều bận rộn với những hoạt động bất tận liên quan đên cái gì đó, hay ai đó. Nhờ thấu suốt về sự thật chẳng có gì cả và bản chất vô thường luôn đổi mới, tôi mới có thể ngừng được việc chăm sóc cho ai đó, làm cái gì đó, làm việc để kiếm tiền, hay là đi đâu đó v.v… Giờ đây, tôi đã và đang làm việc thiện pháp, những hoạt động đúng đắn với người khác một cách không giới hạn. Không chỉ mình tôi làm mà còn với bất kỳ những ai có hữu duyên với tôi trong 15 năm qua với vai trò là một tu sĩ. Tôi đã và đang dạy cho mọi người không chỉ đi theo tôi mà cũng có khả năng thực hành giống như tôi liên tục hơn 15 năm. Đó là lý do vì sao, hết lần này đến lần khác, ngày càng nhiều người đến gặp tôi và ở lại trung tâm Thabarwa.

Vào năm 2007, tôi đã có thể thành lập trung tâm của riêng mình – Thabarwa Nature Center (TNC) tại Yangon – Myanmar. Từ đó về sau, tôi có cơ hội tiếp tục thành lập hết trung tâm này đến trung tâm khác. Năm 2014, bảy năm sau đó, trung tâm bắt đầu lan rộng ra cộng đồng không chỉ trong đất nước Miến Điện mà còn trên toàn thế giới. Họ đang hỗ trợ chúng tôi bằng việc tham gia tình nguyện viên, đưa đón thiền sinh hay cúng dường,… Hiện nay đã có trung tâm Thabarwa tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại trung tâm này, tất cả mọi người bao gồm cả tu sĩ và cư sĩ đều có thể đến lưu trú và làm việc thiện pháp. Chúng ta đã có nơi cư ngụ và bây giờ chúng ta đã có được sự cho phép của chính quyền địa phương; vì thế, chúng ta cần vun bồi năng lực làm thiện pháp không giới hạn. Cuối cùng, tôi và mọi người đều hiểu ra lời dạy của tôi luôn chú trọng đến sự thật, về sự thật về chẳng có gì cả và bản chất vô thường luôn luôn đổi mới. Nhờ sáng tỏ và thực hành như vậy, tất cả chúng ta sẽ có cơ hội để thấu suốt về sự thật hay về pháp vào thời điểm phù hợp.”

Thiền sư Ottamathara

16/05/2018 – Khóa thiền một ngày tại trường Tuệ Đức
Xin tri ân Kieu Nhi Phamvu đã đánh máy
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app