Phạm Hạnh của Người Nam
Trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Ca-diếp (Kassapa), bảy vị Tỳ-kheo chính trực nọ thấy sự suy đồi đạo đức của các vị Tỳ-kheo cộng trú, đã quyết định sống ẩn cư.
Họ dùng một cái thang để leo lên đỉnh núi và rồi xô bỏ cái thang ấy, vì họ có chấp nhận hy sinh thân mạng để thực hành Giáo Pháp. Đúng thời, một vị Trưởng lão đắc A-la-hán cùng với các năng lực thần thông. Vị này đã dùng thần thông để bay đi khất thực và mời các vị sư cò n ạli dùng chung những món ăn mà mình xin được. Nhưng sáu vị kia từ chối vì họ tin rằng ăn như vậy sẽ làm cho họ ít sợ chết và làm giảm nhuệ khí tu tập của họ đi.
Ngày kế tiếp, vị lớn tuổi nhất trong nhóm sáu người cò n ạli đắc Bất Lai Thánh Quả cùng với các năng lực thần thông. Và cũng như vị trước, vị này chia sớt thức ăn với năm vị kia nhưng họ từ chối để giữ cho việc thực hành Pháp được liên tục. Tuy nhiên, do chưa đủ các ba-la-mật cần thiết cho sự phát triển tâm linh, cuối cùng cả năm vị đều bị chết do đói và khát.
Người ta có thể cho rằng do tinh tấn thái quá mà các vị Tỳ-kheo này phải chết sớm. Tuy nhiên nếu chúng ta xét trường hợp của họ một cách khách quan, cái chết của họ không phải là một sự uổng phí mà là một lợi ích rất lớn đối với họ. Lẽ ra họ có thể sống đến hai mươi ngàn năm nếu không hành phạm hạnh, nhưng như vậy sẽ không có được lợi ích gì nhiều. Giờ đây nhờ sự thực hành phạm hạnh một cách nghiêm túc, họ được tái sanh thiên giới. Tại đây, họ ở lại không chỉ vài kiếp, mà suốt cả một thời gian dài từ thời Đức Phật Kassapa cho đến thời Đức Phật Gotama của chúng ta, khi mà tất cả năm vị đều đắc đạo quả A-la-hán. Ba vị A-la-hán đầu là Dabba, Kumārakassapa và Bahiyadāruciriya. Vị thứ tư là du dĩ ngoại đạo Sabhiya, người đã hỏi Đức Thế Tôn một số câu hỏi và đắc chứng A-la-hán. Vị cuối cùng là đức Vua Pukkusati, đắc A-na-hàm sau khi nghe Đức Phật thuyết kinh Dhatuvibhanga. Không lâu sau đó vị này bị bò húc chết, được tái sanh vài cõi Tịnh Cư Thiên và trở thành bậc thánh A-la-hán ở đó. Có thể nói sự thọ hưởng hạnh phúc cõi trời và chứng đắc A-la-hán Thánh quả của các vị là nhờ thực hành phạm hạnh khi làm Tỳ-kheo trong kiếp quá khứ đó. Như vậy, mặc dù các vị đã phải chết đói trong thời Đức Phật Kassapa, nhưng đó là một lợi ích lớn đối với các vị.