Brahmacariya 

Brahmacariya hay phạm hạnh (hạnh sống đời thanh tịnh) là sự kiêng tránh tất cả mọi hoạt động tình dục bất kể là hợp pháp hay không hợp pháp. Các vị Tỳ-kheo, sa-di và tu nữ phải hành phạm hạnh này suốt đời. Riêng người tại gia cư sĩ, trong những ngày giữ bát quan trai giới hay các giới cao hơn khác, cũng phải thực hành nó.

Cũng như trường hợp của sát sanh, và trộm cắp, trong Kinh Đoạn Giảm Đức Phật dạy rằng chúng ta phải thực hành phạm hạnh cho dù những người khác có thể đắm chì m trong phi phạm hạnh (phương diện đoạn giảm); chúng ta phải trau dồi những tư duy về phạm hạnh hay thường xuyên nghĩ về đời sống phạm hạnh (phương diện khởi tâm). Sự quyết tâm này dành cho các vị Tỳ-kheo, Sa-di, tu nữ và nam nữ Phật tử đã phát nguyện sống cuộc đời giữ giới hạnh cao hơn. Những thiền giả khi nguyện giữ bát quan trai giới là đã cam kết giữ phạm hạnh trong một số ngày hay một số tháng hay trong suốt thời gian hành thiền vậy. Những người không thể thực hành phạm hạnh thì nên tránh những hoạt động tì nh dục phi pháp.

Phương Diện Tránh Né

Giống như sát sanh,… việc thực hành phạm hạnh cũng có nghĩa là tránh con đường ác (phương diện tránh né); góp phần nâng cao tinh thần (phương diện hướng thượng) và dẫn đến sự diệt của các phiền não (phương diện dập tắt).

Thật khó cho những người còn đang ham muốn tì nh dục thực hành phạm hạnh. Điều này là vì họ đã bị những phiền não dục làm cho mù quáng. Vì thế, chúng ta cần phải suy xét đến những ác dục này. Dính mắc vào các dục lạc có nghĩa là tâm đã bất tịnh. Tâm chúng ta đã bị sự ham muốn tì nh dục này thống trị và biến thành nô lệ. Chính vì các dục lạc mà chúng ta phải khổ đau, phải phạm những tội ác và đối diện với những sự trừng phạt. Chính vì tì nhục,d chúng ta đã tạo ra những ác nghiệp đưa đến những cõi khổ sau khi chết, chúng ta không thể giải thoát mình ra khỏi đời sống tình dục thấp hèn hay thoát khỏi vòng luân hồi.

Nếu một người sống một đời sống phạm hạnh trong sạch, địa vị tinh thần của người ấy rất cao. Hãy nhì n vào các vị Tỳ-kheo xem. Người ta kính trọng các vị Tỳ-kheo và cúng dường các món ăn,…bởi vì phạm hạnh thanh tịnh của vị ấy. Địa vị tinh thần của vị ấy sẽ còn cao hơn nữa nếu vị ấy có giới không bị sứt mẻ, có thiền định và trí tuệ. Vì thế, có thể nói giới tự nó là một dấu hiệu của đời sống cao quý và bảo đảm được sự kính trọng, quý mến, và hào phóng của người cư sĩ. Những vị Tỳ-kheo giới đức như vậy hiếm khi cần đến các thứ tứ vật dụng như đồ ăn, y áo, cốc liêu và thuốc men.

Do đó, mỗi lần có các vị sư lớn tuổi đến hỏi xin y áo, Tôi thường nói, “Thưa sư, sở dĩ sư bị thiếu thốn y áo như vậy là do sư thiếu giới đức. Nếu sư có giới đức, Phật tử chắc chắn sẽ cúng dường y áo cho sư. Vì thế, sư hãy cố gắng sống theo lý tưởng đạo đức.” Chính Đức Phật cũng đã đưa ra lời khuyên như vậy trong Kinh Akaṁkheyya, “Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo có ước nguyện: Mong rằng ta được các vật dụng như y phục, các món ăn khất thực, sàng tọa và các dược phẩm trị bệnh!’, Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì , nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn Thiền định, thành tựu quán hạnh, thích sống tại các trú xứ không tịnh.” Vì vậy, phạm hạnh trong sạch góp phần vào hạnh phúc vật chất và tinh thần trong kiếp sống này cũng như góp phần vào sự thăng tiến tâm linh trong vò ng luân hồi cho đến khi chứng đắc Niết Bàn tối hậu.

Những người cam kết sống phạm hạnh suốt đời nên thực hành nó một cách nghiêm ngặt. Nghiêm ngặt ở đây chúng tôi muốn nói theo nghĩa họ nên tránh không chỉ những hoạt động tì nh dục chính, như sự quan hệ tình dục có sự đồng ý lẫn nhau giữa hai người,… mà còn cả với những hoạt động tình dục nhỏ nữa. trong kinh Methuna (Dâm Dục) Đức Phật có nói đến bảy loại hoạt động tình dục nhỏ.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app