Phương Diện Dập Tắt

Bây giờ chúng ta đi đến phương diện cuối cùng của sự thực hành đoạn giảm, đó là phương diện dập tắt những ngọn lửa của phiền não.

Trong Kinh Đoạn Giảm (Sallekha Sutta) Đức Phật nói rằng không có lý do gì một người bị chì m trong sa ầly lại có thể cứu được một người khác đang trong tì nh trạng hiểm nguy tương tự. Nhưng thật hợp lý khi nói rằng một người không bị chì m trong sa lầy có thể cứu được người khác đang bị sa lầy trong vũng bùn. Cũng vậy, chỉ có người đã tự khép mì nh vào giới luật, tự mình tu tập theo tam học (Bát Thánh Đạo) và đã dập tắt được những ngọn lửa phiền não, mới có thể giúp người khác khép mình trong giới luật, tu tập tam học và dập tắt các phiền não. 

Theo các bản chú giải, vũng lầy trong Kinh muốn nói tới các dục lạc và một người ưa thích dục lạc cũng giống như người bị chìm đắm trong vũng lầy. Hàm ý ở đây là một người tâm còn ô nhiễm với các dục lạc không thể nào cứu người khác khỏi sự vướng mắc trong các dục lạc được. Điều này phải được đặc biệt lưu ý bởi những người đang hướng dẫn người khác hành thiền nhưng không tự mình hành thiền, hay những người đang thực hành dưới sự hướng dẫn của những người thầy như vậy.

Mặc dù thế, chú giải cũng nói rằng có những người trở nên giác ngộ sau khi nghe lời nói của kẻ còn là phàm phu và rằng sự giác ngộ như vậy có thể là do người ấy suy quán thích hợp trên những lời nói thích hợp về pháp giải thoát của Đức Phật. Tất nhiên những trường hợp như thế chỉ là biệt lệ.

Ở đây, thực chất của lời Đức Phật dạy là một người chưa thoát khỏi những hiểm nguy của vòng luân hồi và những cõi khổ thì không thể giải thoát người khác khỏi những hiểm nguy ấy, hay một người vẫn chưa thắng phục được những phiền não thì không thể giúp người khác làm công việc đó được. Một ngọn lửa không thể dập tắt một ngọn lửa khác như thế nào, thì một phiền não cũng không thể vô hiệu hoá một phiền não khác như vậy. Bạo hành không thể dập tắt bạo hành, chỉ có không bạo hành mới chấm dứt được nó. Làm hại không diệt được làm hại chỉ có không làm hại mới chấm dứt được nó.

Vậy chúng ta hãy phát nguyện rằng mình sẽ tránh bạo hành hay không làm hại chúng sanh khác; chúng ta sẽ trau dồi những ý nghĩ (khởi tâm) không bạo hành; chúng ta sẽ tránh bạo hành bằng sự không bạo hành (tránh né); chúng ta sẽ nâng địa vị của chúng ta lên cao hơn bằng pháp không bạo hành (hướng thượng); và chúng ta sẽ dập tắt ngọn lửa của phiền não bạo hành với không bạo hành hay sự không làm hại.

Trên đây là năm phương diện (vāras: phần hay phương diện của sự thực hành đoạn giảm, HT Minh Châu dịch là pháp môn) mà Đức Phật đã giải thích trong Kinh Sallekha.

Quả Báo của Nghiệp Bạo hành và Không Bạo hành

Quả nghiệp của bạo hành và không bạo hành đã được giải thích rõ trong Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt (Culakammavibhanga Sutta) của Trung Bộ. Có lần Subha, một thanh niên Bà-la-môn, đã hỏi Đức Phật vì sao có người sống trường thọ, có người đoản thọ, vì sao có người khoẻ mạnh trong khi người khác thì hay ốm đau, vì sao có người đẹp đẽ và có người lại xấu xí, v.v… Đức Phật nói:

“Này Thanh niên, các chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân chính cho điều kiện hiện nay của họ. Nghiệp là chỗ dựa của các chúng sanh. Chính nghiệp quyết định số phận của họ ở đời.”

Trong câu trả lời của Đức Phật cho thanh niên Subha, Đức Phật đã giải rộng những quả báo của nghiệp bạo hành và không bạo hành. Ý chính của lời Đức Phật dạy có thể tóm lại như sau: những người đối xử độc ác với người khác, sau khi chết, sẽ đi vào địa ngục. Khi thoát khỏi địa ngục, chỗ nào họ sanh ra, họ sẽ phải chịu đựng nhiều chứng bệnh. Trái lại, cõi chư thiên sẽ là số phận sau khi chết của những người hiền lương biết thực hành pháp không bạo hành; và khi họ trở lại cõi người, chỗ nào họ sanh ra, họ sẽ được khoẻ mạnh và không có bệnh hoạn.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app