Quán Như Thế Nào Để Diệt Được Tà Kiến

Cái biết do đọc sách, cái biết do nghe pháp, hay cái biết do ghi nhớ nằm lòng các uẩn không phải là tự ngã, vì thế chúng không đáng để chấp giữ, là điều dễ làm. Tuy nhiên không phải kiến thức do nghe, cũng không phải sự chấp nhận có tính tri thức về sự kiện vô thường, khổ, vô ngã, tự nó có thể giúp chúng ta loại trừ được những phiền não. Chỉ có trực giác trí, hay trí dựa trên kinh nghiệm thực tiễn mới bảo đảm được sự đoạn trừ của phiền não.

Vì vậy, nhờ thường xuyên nội quan (quán chiếu những gì xảy ra trong thân tâm mì nh)người hành thiền nhận ra rằng các pháp sanh lên và diệt tức thời và vị ấy có được một sự thấu thị vào tính chất vô thường của mọi hiện tượng, phương diện đáng sợ và tính chất bất toại nguyện của chúng. Vị ấy biết rõ rằng không có gì bên trong thân này haybên ngoài thân này thuộc về tự ngã và như vậy vị ấy thoát được sự dính mắc vào chúng.

Hơn nữa, sự thấu thị này cò n giúp vị ấy vượt qua được tính kiêu mạn tự kỷ trung tâm. Kiêu mạn là do không hiểu biết về bản chất phù du của sự hiện hữu. Kẻ phàm phu do không quan sát sự sanh và diệt của các hiện tượng tâm vật lý, họ tin rằng thân và tâm này kéo dài suốt kiếp sống, rằng con người hiện đang thấy và nghe đây là một với con người đã thấy và nghe trước đó. Ảo tưởng về sự thường hằng và đồng nhất này là căn nguyên chính của tính kiêu mạn và trịch thượng. Nhưng, đối với người hành thiền luôn hay biết về sự tan hoại không ngừng của hợp thể thân và tâm, không có lý do gì để họ kiêu mạn về chúng cả.

Vì lẽ mọi hiện tượng tâm-vật lý đều sanh và diệt liên tục, nên không có lý do gì để tin vào một ngã thể thường hằng. Đối tượng biết cũng như tâm hay biết luôn luôn phải chịu sự biến hoại và thực tại duy nhất là sự trôi chảy không ngừng của các yếu tố tâm-vật lý mà thôi.

Khi người hành thiền phát triển được minh sát trí, mọi hiện tượng sanh và diệt ngay khi vị ấy ghi nhận nó. Nếu trong lúc đang quan sát sự phồng và xẹp của bụng, tâm phóng đi, người hành thiền lập tức ghi nhận nó và phóng tâm sẽ biến mất. Nếu vị ấy có một cảm giác nóng ở đâu đó trên thân, vị ấy hướng sự chú ý đến đó, nó sẽ biến mất ở sát na kế cùng với tâm tập trung trên nó. Chắc chắn, sự tan hoại không ngừng của các hiện tượng tâm vật lý này không thể tiêu biểu cho một ngã thể, hoặc tiêu biểu cho đàn ông hay đàn bà với một bản ngã thường hằng được. Nhận thức rõ được sự kiện này là minh sát trí đích thực về tính phi ngã của hiện hữu.

Một số người hành thiền nói rằng họ thấy được sự sanh và diệt không ngừng của các đối tượng quán nhưng họ lại không hay biết rõ những gì đang xảy ra với tâm quán. Trong trường hợp này, họ vẫn chưa thoát khỏi ngã kiến đối với vai trò chủ thể của tâm. Tuy nhiên những người quan sát liên tục mọi hiện tượng tâm vật lý xuất phát từ sáu căn đúng theo lời dạy trong Kinh Niệm Xứ sẽ thấy tất cả đối tượng giác quan cũng như tâm quan sát sanh diệt liên tục và như vậy vị ấy trở nên ý thức rất rõ bản chất vô thường của sự vật. Sau đó, khi đã kinh qua các giai đoạn nối tiếp nhau của minh sát trí, người hành thiền đạt đến thánh đạo thứ nhất và thấy Niết Bàn, sự diệt hoàn toàn của các hiện tượng tâm-vật lý hay danh và sắc. Chỉ lúc đó vị ấy mới thoát khỏi mọi ảo tưởng về tự ngã và thế giới. Đây là những gì Đức Phật dạy khi trả lời cho Cunda.

Tóm lại, minh sát vào sự trôi chảy không ngừng của mọi hiện tượng tâm vật lý cùng với ba đặc tánh của hiện hữu giúp người hành thiền hiểu rõ được sự vô ích của chấp trước, kiêu mạn, và ngã kiến (ái, mạn, kiến) và cho vị ấy thấy Niết Bàn lần đầu tiên trên thánh đạo. Chỉ lúc đó vị ấy mới hoàn toàn thoát khỏi những quan kiến sai lầm. Sự tu tập định hay kiến thức hiểu biết đơn thuần về sự sanh và diệt của các pháp hay sự xuất hiện của minh sát trí tự nó vẫn không có nghĩa là sự đoạn diệt của các tà kiến. Trái lại, người hành thiền chấp chặt vào những tà kiến này còn có khuynh hướng đánh giá quá cao về mì nh do kết quả của việc chứng thiền. Điều này đã được chỉ rõ trong cuộc đối thoại của Đức Phật với Cunda.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app