Chú Giải Kinh Pháp Cú Quyển IV
Phẩm Khổ Cảnh: Tích Tỳ Khưu Đa Ngôn
311. “Kuso yathā duggahito
Hatthaṃ evānukantati
Sāmaññaṃ dupparāmaṭṭhaṃ
Nirayāyūpakaḍḍhati”.
312. “Yaṃ kiñci sithilaṃ kammaṃ
Saṅkiliṭṭhañ ca yaṃ vataṃ
Saṅkassaraṃ brahmacariyam.
Na taṃ hoti mahapphalaṃ”.
“Như cỏ sa vụng nắm,
Tất bị họa đứt tay.
Hạnh sa môn tà vạy,
Tất bị đọa địa ngục”.
“Sống phóng đãng buông lung,
Theo giới cấm ô nhiễm,
Sống phạm hạnh đáng nghi
Sao chứng được quả lớn”.
313. “Kayirā ce kayirāthenaṃ
Dalhaṃ enaṃ parakkame
Sithilo hi paribbājo
Bhiyyo ākirate rajaṃ”.
“Cần phải làm, nên làm
Làm cùng tận khả năng
Xuất gia sống phóng đãng,
Chỉ tăng loạn bụi đời”.
Khi Bậc Đạo Sư lưu trú tại Jetavana, Ngài đã đề cập đến vị Tỳ khưu đa ngôn, thuyết lên pháp thoại nầy. Tương truyền rằng: Vị Tỳ khưu ấy vô tình kéo những ngọn cỏ đứt, khởi lên hoài nghi mới đến một vị Tỳ khưu hỏi rằng:
– Nầy hiền giả! Nếu có vị Tỳ khưu nào kéo đứt những ngọn cỏ. Vậy vị ấy có phạm tội chăng?
– Nầy hiền giả! Vị ấy vô tội do vô ý, nhưng phạm tội do cố ý và sám hối thì hết tội.
Tưởng chừng là như thế, vị ấy vẫn tiếp tục làm như thế. Chư Tỳ khưu bạch chuyện nầy đến Đức Thế Tôn, Ngài khiển trách bằng kệ ngôn rằng:
311. “Kuso yathā duggahito
Hatthaṃ evānukantati
Sāmaññaṃ dupparāmaṭṭhaṃ
Nirayāyūpakaḍḍhati”.
312. “Yaṃ kiñci sithilaṃ kammaṃ
Saṅkiliṭṭhañ ca yaṃ vataṃ
Saṅkassaraṃ brahmacariyam.
Na taṃ hoti mahapphalaṃ”.
“Như cỏ sa vụng nắm,
Tất bị họa đứt tay.
Hạnh sa môn tà vạy,
Tất bị đọa địa ngục”.
“Sống phóng đoãng buông lung,
Theo giới cấm ô nhiễm,
Sống phạm hạnh đáng nghi
Sao chứng được quả lớn”.
313. “Kayirā ce kayirāthenaṃ
Dalhaṃ enaṃ parakkame
Sithilo hi paribbājo
Bhiyyo ākirate rajaṃ”.
“Cần phải làm, nên làm
Làm cùng tận khả năng
Xuất gia sống phóng đãng,
Chỉ tăng loạn bụi đời”.
CHÚ GIẢI:
Nirayāyūpakaḍḍhati: là đưa đến khổ cảnh.
Câu Sithilaṃ: hành động buông lung cẩu thả.
Câu Saṅkiliṭṭhaṃ: một pháp hành ô nhiễm như là kỹ nữ.
Câu saṅkassaraṃ: nghi ngờ khi thấy Tăng hội nhau hành Uposatha: “Chư Tỳ Khưu biết chuyện làm của ta nên hội nhau – tuyên bố phạt ta”.
Na taṃ hoti: là đời sống đạo hạnh không vững chắc, vì không được người dâng cúng vật thực.
Kayirā ce: vì vậy nếu có điều nào phải làm điều ấy.
Daḷhamenaṃ parakkame: là hãy tiến hành vững chắc, là phải làm cho chắc chắn.
Dịch Giả Cẩn Đề
Định nhổ khỏi cây, dấu vẫn còn,
Phải đâu sám hối, tội tiêu mòn?
Dễ duôi chồng chất nhiều sơ suất,
Hành pháp Sa môn khó đủ tròn!
Lỗi nhỏ phạm rồi, cải hối ngay,
Nguyện chửa, chớ tái phạm liền tay,
Bụi đời tham ái, không gieo rắc,
Phút chốc Vô sanh quá hiểm bày.
DỨT TÍCH TỲ KHƯU ĐA NGÔN