LỜI TUYÊN BỐ KẾT LUẬN

Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi – ‘ akuppā me vimutti [cetovimutti (sī. pī.)], ayamantimā jāti, natthidāni punabbhavo ’’’ ti.

(“Tri kiến khởi lên nơi Ta: “Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa”).

(“Quả thực tri kiến đã khởi lên nơi ta: Bất động là tâm giải thoát của ta, (Sự giải thoát khỏi các phiền não của ta được thành tựu nhờ A-la-hán Thánh Đạo và Thánh Quả; chứ không phải bằng sự đè nén (vikkhambhana 鎮伏, trấn phục), tức đè nénbằng thiền sắc (rūpa jhāna) và vô sắc (arūpa jhāna). Đó chính là sựđoạn trừkhông còn dư tàn, sựchặt đứt gốc rễ của phiền não (kilesā), một sựgiải thoát đưa đến an tịnh hoàn toàn. Do đó, ngài biết, nhờsuy xét, rằng sựgiải thoát ấy là bất động, bất khảhuỷdiệt.) “Đây là kiếp sống cuối cùng; không còn sự tái sanh nào nữa đối với ta. Này các Tỳ-kheo, tri kiến đã khởi lên nơi ta như vậy,” ngài kết luận.

Trong lời tuyên bố kết luận trên, “Bất động là tâm giải thoát của ta” hàm ý rằng sự giải thoát của ngài không giống như sự giải thoát có được bằng thiền sắc (rūpa jhāna) và vô sắc (arūpa jhāna), vốn có thể bị hoại trở lại. Những người đạt đến giai đoạn thiền sắc và vô sắc thoát khỏi các phiền não như ham muốn nhục dục (kāmachanda), sân hận (vyāpāda)… Những phiền não này tạm thời lắng yên và bị đè nén trong họ. Nhưng khi những thiền chứng của họ bị hư hỏng, ham muốn nhục dục và sân hận của họ xuất hiện trở lại. Nói chung thiền (jhana) chỉ trấn áp các phiền não, vikkhambhana. Sự giải thoát mà Đức Phật đạt được là loại tuyệt diệt giải thoát (samuccheda vimutti), đoạn trừ hoàn toàn các phiền não không còn chút tàn dư nào, và thuộc loại tịnh chỉ giải thoát (paṭipassaddhi vimutti), làm lắng yên, làm cho yên tịnh tiềm lực của các phiền não này. Samuccheda vimutti hay tuyệt diệt giải thoát là sự giải thoát bằng A-la-hán thánh đạo trí, đoạn trừ không còn dư tàn mọi phiền não trong khi paṭipassaddhi vimuttihay tịnh chỉ giải thoát là sự giải thoát bằng A-la-hán thánh quả trí, lại làm lắng xuống tiềm lực của mọi phiền não. Những giải thoát này vẫn giữ nguyên không bị thay đổi và huỷ diệt. Chính vì thế Đức Thế Tôn đã nói: “Bất động là sự giải thoát của ta.”

Hơn nữa sau khi đã đoạn trừ tham ái hay gọi cách khác là tập đế (samudaya saccā) bằng A-la-hán thánh đạo, Đức Thế Tôn hoàn toàn thoát khỏi tham ái có thể tạo ra một sự hiện hữu mới. Đối với các chúng sanh hãy còn bị chất nặng với tham ái, sau khi chết từ một hiện hữu này sẽ tái sanh trong một hiện hữu kế, bám chặt vào một trong những đối tượng, nghiệp (kamma), nghiệp tướng (kamma nimitta), hoặc thú tướng (gati nimitta), xuất hiện vào lúc cận tử của họ. Nói chung, đối với những chúng sanh chưa dứt hết tham ái, luôn luôn có tái sanh, luôn luôn cớ sự hiện hữu mới. Đức Bồ Tát cũng đã trải qua nhiều kiếp tái sanh. Vì vậy vào lúc bắt đầu của Phật Quả, Đức Thế Tôn suy xét:

“Lang thang bao kiếp sống

Ta tìm nhưng chẳng gặp,

Người xây dựng nhà này,

Khổ thay, phải tái sanh.”

“Ôi! Người làm nhà kia

Nay ta đã thấy ngươi!

Ngươi không làm nhà nữa.

Ðòn tay ngươi bị gẫy,

Kèo cột ngươi bị tan

Tâm ta đạt tịch diệt,

Tham ái thảy tiêu vong.”

(“Trải bao kiếp tái sanh ta đã đi tìm Kẻ Xây Ngôi Nhà (Taṇhā) này nhưng vô vọng, bởi vì ta không được trang bị với con mắt của A-la-hán thánh đạo trí, (aneka jāti saṃsāraṃsandhāvissaṃ). Giờ đây, với sự chứng đắc nhất thiết tri trí (sabaññutāñāṇa 一切知智) cùng với A-la-hán thánh đạo, ta đã tìm thấy ngươi. Hỡi này, người thợ xây, tham ái, ngươi sẽ không bao giờ xây được căn nhà (ngũ uẩn) này nữa.”)

Bằng cách này, Đức Thế Tôn đã đưa ra một sự giải thích về trí hồi quan hay phản khán của ngài. Mặc dù sự hiện hữu mới đối với Đức Thế Tôn không còn nữa vì không còn tham ái, song ngài vẫn phải sống kiếp sống hiện tại vốn do tham ái (taṇhā) sinh ra trước khi có sự đoạn trừ của nó. Với tuệ phản khán ngài nói: “Đây là kiếp cuối cùng của ta. Không còn sự tái sanh nào nữa đối với ta.” Đây là những lời kết của bài Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka Sutta).

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app