BỎ LỠ ĐẠO QUẢ DO BẢY NGÀY

“Thật là một sự mất mát to lớn đối với Āḷāra của giòng tộc Kāḷāma” Đức Phật than tiếc. Āḷāra đã phát triển đầy đủ trí tuệ, nếu được nghe lời dạy của Đức Phật, có thể ông sẽ nhanh chóng đắc Đạo Quả A-la-hán. Nhưng cái chết sớm đã tước mất của ông cơ hội ấy. Trong cõi Vô Sở Hữu Xứ, chỉ danh hiện hữu chứ không có sắc, cho dù Đức Phật có đi lên đó để dạy Pháp cho ông, ông cũng không được lợi ích gì. Tuổi thọ của Vô Sở Hữu Xứ cũng dài tới sáu mươi ngàn kiếp. Sau khi chết ở đó, ông sẽ xuất hiện trở lại trong cõi người nhưng sẽ lỡ mất giáo pháp của chư Phật. Như vậy, là một phàm nhân, ông sẽ phải trôi lăn trong luân hồi, có khi chìm xuống các cõi thấp để đối diện với những khổ đau. Do đó Đức Phật đã than tiếc rằng sự mất mát đối với Āḷāra Kāḷāma thật là to lớn. 

Thời nay cũng vậy, có thể có những người đáng được những chứng đắc cao hơn, nhưng đã chết mà không có cơ hội nghe pháp hành Thiền Tứ Niệm Xứ như chúng tôi đang giảng giải; hay đã được nghe Pháp ấy, nhưng vẫn chưa ra sức nỗ lực để đưa nó vào thực hành. Những con người hiền thiện đang tụ hội ở đây và đang nghe những gì chúng tôi giảng dạy hãy thận trọng thấy ra rằng đây là những cơ hội hiếm hoi cho sự thăng hoa của mình, chớ để phí hoài.

BỎ LỠ CƠ HỘI LỚN CHỈ MỘT ĐÊM

Rồi Đức Phật nghĩ đến việc dạy bài pháp đầu tiên cho Udaka, con của thánh giả Rāma. Một vị chư thiên lại nói với Đức Phật: “Bạch Ngài, Udaka Rāmaputta đã qua đời đêm qua.” Tri kiến khởi lên cho Đức Phật, (và ngài) thấy rằng đạo sĩ Udaka Rāmaputta quả thật đã mạng chung lúc canh đầu đêm qua và nhờ những thiền chứng của mình ông đã đạt đến cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Cảnh giới này cũng là một trạng thái vô sắc, và thọ mạng của nó lên đến tám mươi bốn ngàn kiếp. Đây là cõi sống cao tột nhất và cao quý nhất trong ba mươi mốt cõi , nhưng Pháp thì không thể được nghe ở cõi này. Ở cõi người, Udaka Rāmaputta đã phát triển tâm linh cao đến nỗi nếu được nghe Pháp ông có thể chứng đắc A-la-hán Thánh Quả ngay lập tức. Nhưng ông sẽ không có được cơ hội ấy nữa vì đã bỏ lỡ nó do chết quá sớm đêm qua. Bị tác động bởi sự kiện ấy Đức Phật đã nói lên lời thương cảm, “Thật là một mất mát to lớn cho đạo sĩ Udaka, con trai của thánh giả Rāma.”

Sau đó Đức Phật lại nghĩ xem ngài nên thuyết bài pháp đầu tiên này đến ai. Nhóm năm vị Tỳ-kheo xuất hiện trong thiên nhãn của ngài và ngài thấy họ đang sống trong Vườn (Bảo Hộ) Nai ở Benares.

BỎ LỠ CƠ HỘI LỚN CHỈ MỘT ĐÊM

Thế là Đức Phật khởi sự lên đường. Các Bậc Giác Ngộ trước cũng thực hiện cuộc hành trình như ngài, nhưng bằng năng lực thần thông. Tuy nhiên Đức Phật Gotama của chúng ta chọn cách đi bộ vì mục đích muốn gặp đạo sĩ loã thể Upaka trên đường đi, người mà ngài muốn chia xẻ một điều gì đó.

Chú Giải bộ Phật Sử (Buddhavamsa) và chú giải Bộ Phật Sử nói rằng Đức Thế Tôn bắt đầu cuộc hành trình vào ngày rằm tháng Sáu. Nhưng Vườn Nai, ở Benares cách Cây Bồ Đề 18 do tuần (khoảng 142 dặm) và vì Đức Thế Tôn đi bộ, nên trong một ngày không thể nào đi hết một khoảng đường xa như thế trừ phi bằng năng lực thần thông. Do đó, sẽ là thích hợp hơn nếu chúng ta ấn định ngày bắt đầu (thuyết kinh) là ngày trăng tròn thứ sáu của tháng Sáu (tức ngày 20 tháng sáu).

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app