NHÃN VÀ TRÍ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO

Bất kỳ ai thực hành Trung Đạo hay Bát Thánh Đạo, con mắt (tuệnhãn) được tạo ra, trí được tạo ra trong người ấy. Ở đây nhãn và trí có cùng một ý nghĩa. Pháp (Dhamma) được thấy rõ ràng như thể thấy bằng thị lực, vì vậy mà gọi là tác thành mắt.

Nhãn và trí không thể sanh khi đắm mê trong các dục lạc, hay khi hành khổ hạnh. Chúng chỉ sanh do hành theo Bát Thánh Đạo. Sự phát triển của nhãn và trí rất quan trọng. Trong giáo pháp của Đức Phật, thiền được thực hành vì mục đích phát triển Bát Thánh Đạo này

Khi Bát Thánh Đạo được tu tập, người hành thiền sẽ phân biệt được bản chất đích thực của danh và sắc một cách rõ ràng, như thể đang thấy bằng chính con mắt của mình vậy. Sự sanh và diệt của danh và sắc cũng được quán đúng như chúng thực sự xảy ra. Bản chất vô thường, khổ và vô ngã của mọi hiện tượng danh và sắc lúc này trở nên rất rõ, không phải thông qua đọc hay nghe người thầy giải thích, mà bằng trực giác người hành thiền tự mình kinh nghiệm điều đó. Cuối cùng bản thể của Niết-bàn, đó là sự yên lặng của các thân hành và tâm hành, sự diệt của khổ trong vòng luân hồi sẽ được thấy rõ và chứng ngộ đầy đủ như kinh nghiện của tự thân người hành thiền.

Điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng xem sự tự chứng như vậy đã được đạt đến hay chưa.

 NHÃN VÀ TRÍ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO

Bất kỳ ai thực hành Trung Đạo hay Bát Thánh Đạo, con mắt (tuệnhãn) được tạo ra, trí được tạo ra trong người ấy. Ở đây nhãn và trí có cùng một ý nghĩa. Pháp (Dhamma) được thấy rõ ràng như thể thấy bằng thị lực, vì vậy mà gọi là tác thành mắt.

Nhãn và trí không thể sanh khi đắm mê trong các dục lạc, hay khi hành khổ hạnh. Chúng chỉ sanh do hành theo Bát Thánh Đạo. Sự phát triển của nhãn và trí rất quan trọng. Trong giáo pháp của Đức Phật, thiền được thực hành vì mục đích phát triển Bát Thánh Đạo này

Khi Bát Thánh Đạo được tu tập, người hành thiền sẽ phân biệt được bản chất đích thực của danh và sắc một cách rõ ràng, như thể đang thấy bằng chính con mắt của mình vậy. Sự sanh và diệt của danh và sắc cũng được quán đúng như chúng thực sự xảy ra. Bản chất vô thường, khổ và vô ngã của mọi hiện tượng danh và sắc lúc này trở nên rất rõ, không phải thông qua đọc hay nghe người thầy giải thích, mà bằng trực giác người hành thiền tự mình kinh nghiệm điều đó. Cuối cùng bản thể của Niết-bàn, đó là sự yên lặng của các thân hành và tâm hành, sự diệt của khổ trong vòng luân hồi sẽ được thấy rõ và chứng ngộ đầy đủ như kinh nghiện của tự thân người hành thiền.

Điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng xem sự tự chứng như vậy đã được đạt đến hay chưa.

TRÍ THÂM SÂU HƠN NHỜ THỰC HÀNH

Nếu Đạo được thực hành để có được kinh nghiệm trực tiếp của tự thân, thì thông thường trí được thâm sâu thêm khi thời gian qua đi. Có lần Tôn-giả Ānandā đến thăm trú xứ của các vị Tỳ-kheo Ni, tại đó các vị ni đã thuật lại cho Tôn-giả biết rằng họ luôn trú trong việc thực hành Tứ Niệm Xứ và rằng trí về Pháp của họ được thâm sâu hơn khi thời gian qua đi. Tôn-giả Ānandā đồng ý và nói, “Điều này thường thường là vậy.”

Sau đó, khi Tôn-giả Ānandā trình bày lại sự việc với Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn nói, “Thực sự là vậy, này Ānandā, nếu bất kỳ vị Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo Ni nào trú trong việc thực hành Tứ Niệm Xứ, thì có thể tin chắc rằng họ sẽ càng ngày càng hiểu biết Tứ Thánh Đế thâm sâu hơn trước.”

GIẢI THÍCH CỦA CHÚ GIẢI

Chú giải giải thích rằng trí trước có được liên quan đến sự phân biệt sắc Tứ Đại, trong khi trí nâng cao sau đó phát sanh từ sự phân biệt các sắc y đại sanh (upādā rūpa).

Tương tự, trí về tất cả Sắc (rūpa) được theo sau bởi sự quán và phân biệt Danh (nāma). Cũng vậy, trí về rūpa (sắc) và nāma (danh) được theo sau bởi sự phân biệt các nhân của chúng.

Trí về nhân, làm phát sanh Sắc và Danh, được theo sau bởi sự phân biệt ba đặc tính vô thường, khổ, và vô ngã.

Như vậy trí sanh trước dẫn đến Thánh trí sanh sau. Trong pháp hành Niệm Thân (Kāyānupassanā) theo Kinh Sotāpanna (Sotāpanna Sutta), hành giả bắt đầu với việc ghi nhận các sắc trong tiến trình đi, đứng, nằm, ngồi, chuyển động co, duỗi…. Điều này có nghĩa là ghi nhận các đặc tính: đẩy, duỗi, và chuyển động… của phong đại (Vāyo). Chỉ sau khi hiểu rõ tính chất của của các đại chủng (tứ đại), hành giả mới có thể phân biệt được những hoạt động của sắc y đại sanh như mắt, cảnh sắc, tai, tiếng,… bằng cách ghi nhận: thấy, nghe… Sau khi đã thành thạo tính chất của tất cả sắc, sự chú ý lúc đó mới chuyển sang sự sanh của tâm và các tâm hành. Theo cách này, thắng trí sẽ xuất hiện theo trình tự từng bước một.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app