CHUYỆN ĐỨC VUA SAMPEYA NĀGA

Trong một tiền kiếp, Bồ Tát sanh trong một gia đình nghèo ở vùng phụ cận sông Sampa. Ghen tị với cuộc sống vui thú mà Đức Vua Sampeya Nāga hưởng thụ, Đức Bồ Tát đã cố gắng thực hiện các thiện nghiệp bố thí, trì giới. Do kết quả của việc làm ấy, sau khi thân hoại mạng chung, Đức Bồ Tát tái sanh vào cõi Rồng (Nāga), và thấy mình ngự trên ngai vua Rồng Sampeya (Sampeya Nāga), trong hình dáng của một Long Tượng (Nāga). Ở đây cần hiểu Nāga hay rồng cũng chỉ là một loài rắn. Từ cõi người tái sanh làm rồng thật là một điều kinh tởm và đáng sợ. Đức Bồ Tát, nhìn vào hình dạng mới mẻ và kinh khủng của mình, tự nghĩ: “Do kết quả của những thiện nghiệp bố thí và giữ giới, lẽ ra ta có thể tái sanh vào một trong sáu cõi trời dục giới. Nhưng do ta đã mong ước những lạc thú của Long vương, nên ta phải tái sanh vào thế giới của loài bò sát này. Ôi! thà chết còn sướng hơn là sống kiếp sống của một long tượng như thế này.”, và thậm chí ngài còn đùa với ý nghĩ tự tử.

Trong khi ấy một long nữ trẻ có tên Sumana ra hiệu cho các long nữ khác mở màn cuộc chiêu đãi vị tân vương của họ. Các tiểu long nữ, mang dáng dấp của các nàng thiên nữ xinh đẹp bắt đầu ca, múa và đánh lên đủ loại nhạc khí. Nhìn thấy các thiên nữ xinh đẹp chiêu đãi mình bằng những bài ca điệu múa và âm nhạc mê hồn ấy, vua Sampeya Nāga tưởng tượng Long cung của mình cũng đâu khác cung điện của các vị thiên vương và cảm thấy rất hài lòng. Ngài cũng biến dạng thành một vị chư thiên và hoà cùng các nàng Long nữ trong cuộc truy hoan đầy vui thú ấy.

Tuy nhiên, là một vị Bồ Tát, ngài dễ dàng trở lại với ý thức thực tại, và quyết định tái sanh trở lại làm người để có thể bồi bổ thêm các Ba-la-mật, như bố thí, trì giới… của mình. Để theo đuổi quyết định này, vua Sampeya sau đó trở lại cõi người và ẩn tu trong rừng, giữ giới hạnh trong sạch.

Điểm chúng tôi muốn nhấn mạnh trong câu chuyện Long Vương Sampeya này là theo quan niệm nhân gian, thân của loài bò sát là cái gì đó thật khủng khiếp và đáng ghê tởm. Ở giai đoạn đầu của kiếp sống loài Rồng (Nāga), đức Bồ Tát cũng nhìn kiếp sống mới của mình với sự kinh tởm và khiếp sợ; nhưng rồi cảnh những Long nữ hấp dẫn đã tạo ra một sự thay đổi trong cách nhìn của ngài, và cách nhìn này đã làm cho ngài mê đắm, thích thú trong kiếp sống làm Rồng ấy, coi đó như gia đình của mình. Chính tham ái đi tìm lạc thú lúc chỗ này, lúc chỗ kia, bất luận chỗ nào sự tái sanh xảy ra đã khiến đức Bồ Tát chấp nhận hưởng thụ kiếp sống làm Rồng sau sự ghê tởm ban đầu. Tất nhiên trong đó cũng có ước nguyện mà khi còn là một người đàn ông nghèo khổ trong cõi nhân loại ngài đã nguyện được hưởng cuộc sống đầy lạc thú của một vị Long vương. Ước nguyện hay tham ái này đã đưa ngài vào cõi của loài Rồng, hợp với những lời dạy của Đức Thế Tôn, “Ponobhavikā…làm phát sanh hiện hữu mới.”

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app