OÁN TẮNG HỘI KHỔ

Oán tắng hội là gặp những người và các hành (saṅkhāra) không vừa ý. Tất nhiên tự thân sự gặp gỡ như vậy không phải là cái khổ không thể chịu đựng được nhưng khi bạn gặp những người hay vật không vừa ý, không đáng ưa, thì sự phản ứng bắt đầu ngay lập tức dưới hình thức của sự xáo trộn tâm và vật lý. Vì nó tác hành như một nhân của khổ thân và khổ tâm, nên oán tắng hội (gần người hay vật không vừa ý) được Đức Phật định rõ là cái khổ đáng sợ. Thế gian nói chung đều nhận ra những cuộc tương hội như vậy là khổ. Một số người sợ cái khổ này đến mức còn cầu nguyện không bị nỗi bất hạnh phải gặp những người hay vật không ưa trong kiếp lai sanh. Thế nhưng, trong cái thế gian mà ở đây dễ ưa và khó ưa, dễ thương và đáng ghét cùng hiện hữu, con người phải đối diện với cả hai tuỳ theo hoàn cảnh. Ước nguyện của một người chỉ có thể thành tựu phần nào nhờ ít có cơ hội đối diện với người hay vật khó ưa mà thôi.

Điều quan trọng là phải cố gắng đối diện với những tình huống khó ưa ấy với thái độ đúng đắn. Hành động tốt nhất là trở lại với việc thực hành Tứ Niệm Xứ, đó là, ghi nhận không ngừng để cho tiến trình tâm dừng ở giai đoạn chỉ có “nghe” , “thấy”… mà thôi. Khi cảm giác những cảm thọ khó chịu (khổ) ở thân, khổ tâm phải được ngăn chặn bằng cách ghi nhận liên tục “xúc chạm”, “biết”, “đau”…

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app