KHỔ LÚC SANH

Ngoài ra, người ta nói rằng những đau đớn sản khoa của một người mẹ lúc lâm bồn hành hạ đến nỗi có thể làm cho phải tử vong; nỗi thống khổ mà đứa bé phải chịu cũng không kém và cũng có thể dẫn đến tử vong. Sau khi sanh ra, đứa bé còn phải chịu đựng sự đau đớn khi thân hình mỏng manh của nó được lấy ra bằng đôi bàn tay thô ráp, tắm rửa và chà lau bằng những miếng vải xù xì, giống như khi cạo những chỗ đau của một vết thương còn non vậy. Những đau đớn mô tả ở trên liên quan đến cái khổ mà một người phải trải qua từ lúc thụ thai cho đến lúc sanh ra.

CÁI KHỔ TRONG SUỐT KIẾP SỐNG

Dĩ nhiên sau đó đứa bé sẽ còn phải chịu những nỗi khổ và khó chịu khác như tê cứng, nóng, lạnh, ngứa ngáy trong khi nó còn quá nhỏ để có thể tự mình có thể làm giảm nhẹ chúng bằng cách thay đổi tư thế như nhúc nhích, lắc qua lắc lại, ngồi dậy hoặc đứng lên…Rồi khi nó lớn lên và đối diện với những vấn đề sinh kế, vô số những khó khăn nữa chắc chắn sẽ theo sau. Nó sẽ phải chịu đựng những sự ngược đãi và chèn ép bởi người khác, những bệnh tật và ốm đau…

Sở dĩ người ta phải trải qua tất cả những nỗi khổ này đơn giản là vì họ đã mang lấy một hiện hữu mới hay nói khác hơn họ đã tái sanh. Do đó, Sanh (Jāti), nền tảng của mọi khổ đau trong suốt kiếp sống, được Đức Phật định nghĩa là Dukkha (Khổ). Mộtsự suy xét cẩn thận sẽ xác nhận được tính chính xác của định nghĩa này. Tái sanh thực sự đáng sợ giống như ký vào một văn kiện mà sau đó sẽ phải đương đầu với những rắc rối vậy. Vì thế, Sanh là Khổ vì sự đáng sợ của nó. Tóm lại, những khổ thân và khổ tâm có mặt là do Tái Sanh (jāti) trong mỗi kiếp sống. Chỉ khi không còn tái sanh nữa thì mới có sự giải thoát hoàn toàn khỏi những khổ đau này. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy rằng chính khởi nguyên của sự hiện hữu mới, hay chính tái sanh (jāti) là khổ.

Ghi nhớ:

  1. Phải đối diện vớiKhổtrong mỗi hiện hữu mới.
  2. Không Tái Sanh (Jāti), không Khổ.
  3. Sanh (Jāti) là Khổ.

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app