DUKKHA DUKKHA (KHỔ-KHỔ)

Trong bảy loại này, những đau đớn, nhức nhối, và khó chịu ở thân là một hình thức của khổ, trong khi những lo lắng, sầu khổ, bất hạnh và buồn phiền tạo thành một hình thức của khổ khác. Hai hình thức này kết hợp với nhau tạo thành loại khổ thứ nhất — Dukkha-dukkaha (Khổ-khổ). Ở đây vì bản chất của nó là khổ, tên gọi của nó cũng là khổ, nên nó là dukkha-dukkha (khổ khổ), cái khổ mà các hữu tình chúng sanh ai nghĩ đến cũng đều kinh hãi.

Ghi nhớ: Cái khổ không thể chịu đựng được của thân và tâm là khổ-khổ.

VIPARINĀMA DUKKHA (HOẠI KHỔ)

Những cảm thọ lạc ở thân phát sanh do sự xúc chạm vừa lòng gọi là thân lạc (kāya sukha); những trạng thái hân hoan của tâm phát sanh do nhớ lại các dục trần khả ái gọi là tâm lạc (cetasika sukha); hai trạng thái sung sướng này làm vừa lòng mọi người, mọi sinh vật. Có thể nói, cả ngày lẫn đêm, tất cả mọi chúng sanh đều đuổi theo hai trạng thái hạnh phúc này, thậm chí liều cả mạng sống để có được chúng, và cho dù có đạt được, thì hạnh phúc của họ cũng không có giới hạn. Tuy nhiên, trong khi họ đang ngây ngất thoả mãn niềm vui, nếu những dục trần đem lại cho họ sự thích thú và khoái lạc ấy biến mất hay bị tiêu hoại đi, thì sự kích động và đau buồn của họ sẽ là rất lớn.

Khi của cải họ tích luỹ được dưới hình thức vàng, bạc, bất ngờ vì một lý do nào đó mất đi; khi cái chết hay sự chia lìa xảy đến với một người thân như vợ chồng hay con cái trong gia đình của họ, sầu khổ và ưu não cùng cực sẽ phát sanh, thậm chí còn có thể gây ra sự loạn trí. Như vậy hai hình thức của lạc này, thân lạc (kāya sukha) và tâm lạc (cetasika sukha), cũng là một loại khổ được gọi là hoại khổ (Viparināma dukkha), nghĩa là khổ do sự thay đổi, biến hoại. Khi lạc này tồn tại, chúng có vẻ như rất thú vị, chỉ bị thay thế bằng sầu khổ và ưu não cùng cực khi chúng biến hoại mà thôi.Vì vậy chúng cũng là khổ.

Ghi nhớ: Lạc phát sanh từ sự thoải mái của thân và hoan hỷ của tâm được gọi là Hoại Khổ (Viparināma dukkha).

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app