Tâm Nguyện Của Đức Phật

  Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy. Không tìm hiểu nhiều về những thứ khác, Người chỉ tập trung suy nghiệm nhiều về vấn đề này. Người tu tập dựa theo cách suy luận này, với một lòng nhiệt thành đích thực. Phật không đi đường tắt.

  Đức Phật tu hành một cách quyết chí, không ngừng nghỉ, do Người đã tin chắc trong tâm về điều đó, rằng: có tối, thì có sáng. Có khoái sướng và hạnh phúc, thì có đau đớn và khổ đau. Có nóng, thì có mát để giải nhiệt. Có sự sinh, thì chắc hẳn có sự vô-sinh để đối trị nó. Người đã rất chắc chắn về điều này. Chẳng ai chỉ cho Phật về điều này; đó là trạng thái của tâm và bản năng tự xảy đến nhờ có được nhiều sự hoàn thiện về tâm linh (ba-la-mật) trong nhiều kiếp quá khứ.

  Vì có cách nhìn đó về sự sống, Người đã rời khỏi cung điện để đi tu hành trong suốt sáu năm. Bất chấp mọi sự khổ cực, hành xác, đau đớn, Người vẫn không nản chí. Người muốn truy tìm về nguồn gốc: “Mọi sự đến từ đâu?. Khổ bắt nguồn từ đâu?”. Người tiếp tục điều tra liên tục, và cho đến khi nhận ra được: khổ là bắt nguồn từ sự sinh. Chúng ta khổ vì chúng ta còn bị tái sinh. (Còn sinh là còn chịu khổ, còn bị chết, còn bị tái sinh và lại còn chịu khổ.) 

Nhưng sinh bắt nguồn từ đâu?. Nó bắt nguồn từ sự dính chấp. Phật đã nhắm ngay vào chỗ này: đó là sự ràng buộc dính chấp. Sinh, già, bệnh, chết, khổ đau, buồn đau, sầu não, tuyệt vọng, và than khóc sẽ theo sau sự sinh. Đây là một cái vòng lẩn quẩn.

  Có sinh, và sinh là nguyên nhân của mọi sự khó khổ khác nhau xảy ra trong sự sống này. Nhưng vậy, nếu có sinh ở đây thì ở đâu có sự vô-sinh?. Người tiếp tục suy xét liên tục và kết luận rằng phải có sự vô-sinh ở đâu đó. Có nóng thì có lạnh; có sướng thì có khổ; như vậy có sướng và khổ thì phải có gì chỗ nào đó vượt trên sướng và khổ. Có cảnh giới sinh và chết, thì chắc chắn phải có cảnh giới không-sinh và không-chết. Phật đã tin chắc có điều này (như một lẽ hai mặt tự nhiên của vạn vật), và Người đã hạ quyết tâm phải chứng ngộ được điều đó. 

  Cuối cùng, Phật đã chứng ngộ được sự hiểu biết về khổ, sự hiểu biết về nguyên nhân khổ, sự hiểu biết về sự chấm dứt khổ, và sự hiểu biết về con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ, đó là con đường của bậc giác ngộ, bậc thánh nhân. Không cần thiết phải hiểu biết về nhiều thứ; chỉ ngay chỗ này là chỗ cần được hiểu biết. Đây là con đường, con đường cho tất cả chúng ta bước theo. Người tu hành không cần phải đi tìm những kiến thức nào khác.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app