ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT
CHƯƠNG I: XÁ LỢI PHẤT (SĀRIPUTTA) – VỊ TƯỚNG QUÂN CỦA GIÁO PHÁP
LỜI MỞ ĐẦU
Thời Đức Phật (Buddha) còn tại thế, trong hàng tứ chúng theo bước Thầy sống đời phạm hạnh, tìm cầu giải thoát, có nhiều vị đại đệ tử đã nêu những tấm gương sáng ngời giới đức, trí tuệ, và góp phần quan yếu trong việc truyền bá Giáo Pháp (Dhamma), hỗ thraợy hướng dẫn giáo đoàn của Đức Thế Tôn. Giữa những vị ấy, Đại đức Sāriputta (Xá Lợi Phất) và Đại đức Mahā Moggallāna (Đại Mục Kiền Liên) là hai vị ntrgưởđệ tử (aggāsavaka) đứng đầu Tăng già (Sangha), là cánh tay phải và cánh tay trái hộ Pháp trợ Tăng của Đức Thế Tôn.
Riêng ngài Sāriputta là một vị thánh tăng trí tuệ bậc nhất, chỉ sau Đức Phật mà thôi. Ngài thường được Đức Phật khen ngợi các phẩm hạnh ưu tú, xứng danh trưởng tử Như Lai, và là vị tướng quân của Giáo Pháp (Dhammasenāpati). Tuy nhiên, ẩn dưới danh tiếng đại trí tuệ và ưu việt trong khả năng giảng dạy Giáo Pháp cũng như dưới phẩm vị huynh trưởng tối cao trong Tăng chúng, cuộc đời ngài Sāriputta là mộtg dòn sông hiền hòhaacn chứa lòng từ bi, hiếu thảo, xả thân, tình bạn, tình đồng môn, hạnh khiêm tốn, nhẫn nại, và đặc biệt là đức tính biết ơn dù sự tử tế hay ân đức được thọ nhận có nhỏ bé hay xa xưa vô cùng.
Ước mong rằng ôn lại cuộc đời ngài Sāriputta, vịngtrưở tử của bậc Đại Đạo Sư, sẽ giúp cho mỗi chúng ta tăng trưởng đức tin Tam Bảo trong sạch và sức mạnh tâm linh để nỗ lực tiến tu trên con đường đạo mà ngài đã đi qua.
TÂM ĐẠO
CHẶNG ĐƯỜNG ĐẦU
(Soạn theo chú giải Tăng Chi Bộ Kinh Chương 1, Phẩm 14 và chú giải Kinh Pháp Cú)
Câu chuyện bắt đầu ở xứ Ấn Độ, cách thành Rājagaha không bao xa, tại hai làng bà-la-môn giáo nằm cạnh nhau, Upatissa và Kolita. Trước khi Đức Phật ra đời, có hai thiếu phụ bà-la- môn, Rūpasārī ở Upatissa và Moggallī ở Kolita, cùng thọ thai một ngày và đồng hạ sanh con trai, cũng vào cùng một ngày. Gia tộc hai bên hằng kết chặt tình thân hữu qua bảy thế hệ. Vào ngày đặt tên, vì xuất thân từ gia đình đứng đầu của làng, hai cậu bé được nhận tên làng – Upatissa và Kolita – làm tên mình.
Upatissa và Kolita là đôi bạn chí thân từ tấm bé. Lúc trưởng thành, cả hai đều uyên thâm, ưu tú trong mọi môn học.
Mỗi vị có năm trăm thanh niên bà la môn theo học hỏi.
Năm nọ, đôi bạn cùng đến Rājagaha tham dự một lễ hội thường niên tưng bừng náo nhiệt. Ngày thứ nhất rộn rã tiếng cười sảng khoái. Ngày thứ hai cũng thế… Sang đến ngày thứ ba, không hiểu vì sao lòng đôi bạn chân tình này cùng trĩu nặng suy tư và buồn man mác. Tiếng cười tắt lịm. Họ ngồi yên lặng nhìn lên sân khấu đang quay cuồng theo từng màn kịch, lời ca, điệu múa bằng một cái nhìn khác, cái nhìn quan sát chiêm nghiệm, chứ không còn bị cuốn hút như trước nữa.
Bỗng nhiên, họ thấy những hình thể trên sân khấu hiển hiện trong tâm tư mình như những bóng ma vật vờ. Chỉ với một cái thấy thật ngắn ngủi, như tia chớp nháy từ đáy nội tâm sâu thẳm, mà họ không bao giờ còn nhìn cuộc đời với cái nhìn vô tư lự như xưa.
Như nhau, họ tự hỏi:
“Có gì để ta đắm đuối ngắm nhìn nơi đây? Rồi một ngày trăm tuổi, những con người này đều sẽ chết. Ta có nên tìm một giáo pháp đưa đến sự giải thoát, đến quả vị Bất tử?”
Nhìn thấy vẻ tư lự đăm chiêu của bạn, Kolita hỏi: “Upatissa thân mến, bạn có sao không? Hôm nay bạn không vui tươi như mọi ngày, dường như đang bận tâm lo lắng một điều gì. Hãy nói cho tôi nghe.”
“Kolita thân mến, tôi đang nghĩ rằng thật là hoang phí thời gian lao theo những buồn vui trống rỗng và giả tạo, múa may trên sân khấu cuộc đời. Đã đến lúc đi tìm con đường giải thoát khỏi vòng sanh tử đảo điên này. Nhưng Kolita ơi, bạn cũng lộ vẻ ưu tư.”
“Upatissa, tâm ý tôi cũng như bạn vậy.”
Và như thế đôi bạn thân cùng chí hướng quyết định lìa bỏ gia đình, sống đời khất sĩ, tầm sư học đạo.
Họ theo học với khất sĩ Sañjaya, một vị đạo sư nổi tiếng ở Rājagaha. Đi cùng Upatissa và Kolita còn có năm trăm môn đệ bà-la-môn của riêng mỗi vị. Sau khi có hai vị vào hàng ngũ môn đồ, thanh danh của Sañjaya thêm lừng lẫy. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Sañjaya đã truyền dạy hết các học thuyết của mình cho Upatissa và Kolita. Còn pháp vô sanh bất tử, đạo sĩ không sao lý giải được.
Upatissa và Kolita thất vọng và lại lên đường tầm đạo, tìm đến bất cứ nơi nào đồn đãi xuất hiện bậc đại trí hay thánh nhân có thể soi sáng tâm tư nguyện vọng của mình. Thế nhưng, du hành khắp xứ Ấn mênh mông, họ vẫn không gặp một ai trả lời được những câu hỏi của họ. Đôi bạn quay về Rājagaha.
Ngày càng hiểu biết và quý mến nhau, đôi bạn du sĩ nguyện chia sẻ với nhau tất cả những gì họ tìm được, kể cả ánh đạo còn mơ hồ xa thẳm. Kết nghĩa đệ huynh, họ hứa với nhau sẽ cùng tận lực tầm sư học đạo về quả vị Bất tử, và người nào tìm ra trước sẽ thông báo cho bạn mình hay. Lời hứa nguyện ấy không như những thề nguyền thế tục mà xuất phát từ tâm tư chân thành của đôi bạn tri kỷ cao thượng song hành trên lối đi hướng về Chánh Đạo.
Sau khi đôi bạn phát lời hứa nguyện cũng là lúc Đức Phật đang trên đường đến Rājagaha. Trước đó không bao lâu, Ngài kết thúc mùa an cư kiết hạ đầu tiên sau khi chứng đạt quả vị Giác Ngộ và bắt đầu cuộc du hành truyền bá Giáo Pháp. Từ Gayā Ngài đi đến Rājagaha theo lời hứa với Vua Bimbisāra rằng Ngài sẽ trở về đây sau khi thành đạo. Nơi đây Thế Tôn ngự tại Veluvana (tịnh xá Trúc Lâm) mà Vua Bimbisāra đã phát tâm cúng dường.
Trong sáu mươi vị đệ tử a-la-hán đầu tiên được Bổn Sư cho lên đường truyền bá Giáo Pháp, mang thông điệp về con đường giải thoát đến mọi nơi, có Trưởng lão Assaji. Trưởng lão là một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Thiện duyên đến khi Upatissa gặp Trưởng lão một buổi sáng lúc ngài đang trên đường đi trì bình từ nhà này sang nhà nọ trên đường phố Rājagaha.
Từ vị khất sĩ vô danh này toát ra một vẻ khiêm cung bình dị, bước đi thì thư thái tự tại, dáng đứng yên lành tĩnh lặng khi nhận vật thực cúng dường vào bát của mình. Lúc Upatissa tiến gần hơn, niềm ngưỡng mộ đối với vị khất sĩ biến thành nỗi thán phục, kinh ngạc và tôn kính bởi vị khất sĩ có một vẻ mặt kỳ diệu lạ thường mà Upatissa chưa bao giờ thấy được từ bất cứ một vị khất sĩ nào trước kia – vẻ mặt của một bình yên tuyệt đối, của một thanh thản an nhiên như mặt hồ nước tĩnh lặng không gợn một chút sóng, êm nằm dưới bầu trời yên lành trong sáng.
Upatissa suy nghĩ: “Vị khất sĩ này chắc chắn là một vị a- la-hán hoặc phải là môn đồ của bậc giác ngộ nào đó đã chứng đắc được pháp Bất tử mà ta hằng tìm kiếm. Ta tự hỏi Thầy của ngài là ai, và ngài đang tu tập theo giáo pháp của ai. Ta phải tới hỏi ngài để biết được những điều này.”
Tuy nhiên, Upatissa biết rằng hỏi han quấy rầy một vị khất sĩ chưa quen khi người đang chú tâm trì bình hóa duyên là không phải phép, vì vậy Upatissa kiên nhẫn theo sau lưng vị khất sĩ khi người này đi từ nhà này sang nhà nọ với chiếc bình bát trên tay. Cuối cùng, khi Trưởng lão Assaji trì bình xong và đang tìm một nơi yên vắng ở ngoài thành để thọ thực, Upatissa vượt lên, đến bên người, đảnh lễ, trải tọa cụ của mình và thỉnh vị trưởng lão an tọa. Khi ngài thọcthxựong, Upatissa cúng dường nước trong sạch từ bình nước mình mang theo. Và như vậy, với Trưởng lão Assaji, Upatissa chu toàn những bổn phận củộatmngười họ c trò đến vị thầy.
Rồi Upatissa cung kính thưa:
“Thưa ngài, phong thái oai nghi đi đứng của ngài thật là thanh thản và trầm tĩnh. Nét mặt của ngài tươi nhuận và trong sáng. Tôi tha thiết muốn biết được ai là Thầy của ngài, người mà ngài đã bỏ lại sau lưng gia đình và bằng hữu để theo cầu đạo. Quý danh Thầy của ngài là gì? Vị đạo sư ấy giảng dạy giáo pháp gì?
Vị khất sĩ thân thiện trả lời:
“Tôi có thể nói cho hiền hữu biết ngay bây giờ. Có một vị đạo sư dòng dõi Sākya đã lìa bỏ gia đình và quê hương để sống đời không nhà của một khất sĩ. Và để theo bước Ngài, tôi cũng từ bỏ đời thế tục. Đó là Đức Thế Tôn, là Tôn Sư của tôi. Tôi tu học và thực hành Giáo Pháp của Ngài.
“Và giáo pháp đó là gì bạch ngài? Tôn sư của ngài giảng dạy những gì?”
Vị khất sĩ khiêm tốn trả lời:
“Này hiền hữu, tôi chỉ mới xuất gia, theo học giáo lý và thọ giới luật của Bổn Sư cách đây không bao lâu, vì vậy Giáo Pháp của Ngài tôi chưa biết nhiều. Tôi không thể giải thích cho hiền hữu một cách cặn kẽngtưtờận được. Nhưng nếu hiền
hữu chỉ muốn biết cốt lõi Giáo Pháp của Ngài, tôi có thể tóm tắt sơ lược trong đôi dòng.”
Upatissa lập tức nhận lời:
“Tôi mong mỏi được biết điều cốt lõi, không cần nhiều chữ nghĩa. Xin hãy nói cho tôi nghe, tóm lược như thế nào tùy theo ngài. Bổn phận của tôi sẽ là thấu hiểu, chứng nghiệm ý nghĩa của lời ngài ban cho, dù phải bằng hàng trăm hay hàng ngàn phương pháp khác nhau.”
Và để trình bày cho Upatissa, Trưởng lão Assaji đọc bài kệ sau:
Ye dhammā hetuppabhavā Tesaṁ hetuṁ tathāgato āha, Tesañ ca yo nirodho Evaṁvādī mahāsammano.
Vạn vật từ duyên khởi Đức Như Lai từng thuyết, Và rồi từ duyên diệt Đại Đạo Sư đã truyền.
Bài kệ ngắn gọn nhưng do căn cơ chín muồi, Upatissa vừa nghe xong hai câu đầu của kệ thì ánh sáng trí tuệ đầu tiên của thánh đạo – quả vị dự lưu – thoáng bừng lên trong tâm, soi rọi chân lý về quả VôửsatừnhngBđấưt ợt c giảng dạy bởi tất cả
các bậc Chánh Đẳng Chánh Giác: “Bất cứ sự vật nào đã có sanh khởi hay sẽ sanh khởi thì đều sẽ phải bị hoại diệt, không thoát khỏi, không ngoại lệ. Chỉ những gì chưa hề sanh khởi, chưa hề hiện hữu mới không bị chi phối bởi định luật này mà chịu hoại diệt.” Và dứt bài kệ, Upatissa đắc thánh quả nhập lưu.
Giây phút ấy Upatissa liền biết được đây là Pháp Bảo, con đường giải thoát mà mình hằng tầm cầu và nay phải tìm phương pháp chứng ngộ. Upatissa thưa với Trưởng lão:
“Bạch ngài, xin khỏi giải thích thêm Pháp kệ này. Bấy nhiêu là đủ cho con rồi. Nhưng xin cho con biết Đức Tôn Sư hiện nay đang ở đâu?”
“Ngài đang ngự ở Động Trúc Lâm.”
Upatissa cung kính phủ phục dưới chân Trưởng lão, đảnh lễ và hoan hỷ cảm tạ trước khi từ biệt vị khất sĩ mà trong một khoảnh khắc đã thắp lên ánh sáng trí tuệ cho mình. Ngay sau đó, Upatissa liền nhớ tới Kolita và lời hứa nguyện thiêng liêng nên trở về lâm viên nơi các vị du sĩ cư ngụ, tìm bạn Kolita báo tin mừng đã tìm được pháp Bất tử.
Thế rồi, cũng như Upatissa đã ngạc nhiên trước phong thái xuất phàm củraưTởng lão Assaji khi thấy vị khất sĩ này từ xa, Kolita vừa trông thấy Upatissa tiến lại gần cũng rúng động trước dáng vẻ trong sáng, an lạc khác thường của bạn. Lập tức, Kolita biết rằng người bạn hiền tâm giao đã tìm được pháp Bất tử. Upatissa kể lại cho Kolita nghe cuộc gặp gỡ Trưởng lão Assaji. Và khi Upatissa đọc lại bốn câu kệ đã được nghe, Kolita cũng trực nhận được Chân Lý và chứng đắc thánh quả nhập lưu.
Hoan hỷ trong ánh đạo, Kolita liền nói:
“Upatissa, vậy ta hãy lên đường tìm đến Đức Tôn Sư nhé.” Nhưng Upatissa là một người luôn luôn nhớ ơn và kính trọng thầy tổ. Vì vậy, trước khi lên đường tìm đấng Toàn Giác để thọ giáo, Upatissa đề nghị với Kolita đến báo tin và thuyết
phục người thầy cũ, đạo sĩ Sañjaya, cùng đi cầu đạo.
Sañjaya thẳng thắn chối từ:
“Ta đang là thầy của bao nhiêu người. Nếu nay phải trở lại vị thế một đệ tử, có khác nào một bể nước vĩ đại phải đổi đời thành một bình chứa cỏn con. Ta không thể nào sống đời sống một môn đồ được nữa.”
Upatissa không nản lòng, tiếp tục thuyết phục vị thầy: “Thưa tôn sư, đừng nghĩ như vậy!”
“Chuyện như vậy là vậy thôi. Nhị vị có thể đi, nhưng ta thì không.”
“Thưa tôn sư! Khi một vị Phật xuất hiện trên đời, người người tìm đến để chiêm bái, đảnh lễ, cúng dường. Chúng con đây cũng tìm đến Ngài. Rồi việc gì sẽ xảy đến cho tôn sư?”
Thay câu trả lời, Sañjaya hỏi lại:
“Này các đệ tử, các ông nghĩ sao: ở trên đời này, kẻ ngu muội nhiều hơn hay bậc tri thức nhiều hơn?”
“Kẻ ngu muội rất nhiều, thưa tôn sư, còn bậc tri thức thật hiếm hoi.”
“Vậy thì, bậc tri thức sẽ tìm đến bậc trí tuệ Gotama, và kẻ ngu muội sẽ đến với kẻ ngu muội như ta. Nhị vị hãy đi đi. Ta không đi đâu cả.”
Đôi bạn đành từ biệt đạo sĩ Sañjaya sau khi nói lời cuối với vị thầy:
“Thưa tôn sư, rồi tôn sư sẽ hiểu được sự lầm lẫn của mình.”
Sau khi hai vị ra đi, có sự chia cắt lớn trong hàng ngũ môn đồ của Sañjaya nên tu viện của đạo sĩ hoang vắng hẳn đi, và vì thế ông vô cùng uất hận. Năm trăm môn đồ của ông bỏ theo Upatissa và Kolita; nhưng sau đó hai trăm năm mươi người trong số này trở về với ông. Upatissa và Kolita cùng hai trăm năm mươi người còn lại lên đường đến Trúc Lâm.
Khi họ vừa vào khuôn viên tịnh xá, Đức Phật đang ban pháp thoại cho đại chúng. Ngài nói với chư tỳ khưu hiện diện: “Sắp đến nơi đây là đôi bạn Upatissa và Kolita. Họ sẽ là hai trưởng đệ tử của Như Lai, một đôi đệ tử ưu tú.”
Rồi phủ phục duới chân Đức Phật, đôi bạn cung kính đảnh lễ và bạch Ngài:
“Bạch Thế Tôn, xin cho chúng con xuất gia để được theo bước Ngài, xin cho chúng con được thọ giới tỳ khưu cao quý.””
Đức Phật nhận lời thỉnh cầu Đạo Pháp của Upatissa và Kolita, cho phép hai vị thọ tỳ khưu qua lời dạy “Ehi Bhikkhu!”:
“Hãy đến đây, này chư tỳ khưu! Pháp Bảo đã được truyền dạy. Giờ đây hãy sống đời phạm hạnh trên con đường giải thoát để chấm dứt khổ đau.”
Rồi bậc Minh Hạnh Túc tiếp tục thuyết giảng theo căn cơ của từng đệ tử đang lắng tâm nghe Giáo Pháp. Cuối bài pháp các vị đều đắc thánh quả a-la-hán, ngoại trừ Upatissa và Kolita. Hôm ấy đôi bạn chưa đạt các thánh quả cao hơn vì, không như các đệ tử khác của Đức Phật, họ cần phải trải qua một quá trình tu học và chứng nghiệm thâm sâu, vi diệu, rốt ráo để có thể hoàn thành sứ mệnh trưởng đệ tử của Đức Phật mà họ đã phát đại nguyện từ vô lượng kiếp quá khứ.
Sau khi gia nhập Giáo đoàn của Đức Phật, Upatissa được gọi là Sāriputta và Kolita là Mahā Moggallāna.
Để chuẩn bị cho cuộc huân tập tâm linh thâm diệu và đầy thử thách này, Đại đức Moggallāna đến làng Kallavālaputta, gần xứ Magadha, trú ngụ và trì bình khất thực. Bảy ngày sau khi thọ giới tỳ khưu, trong lúc đang nỗ lực hành thiền, Đại đức gặp chướng ngại dã dượi và hôn trầm. Nhưng với sự khích lệ và hướng dẫn của Bổn Sư, Moggallāna chế ngự được chướng ngại này. Rồi trong khi đang chú tâm lắng nghe Đức Phật thuyết giảng chi tiết đề mục tham thiền về tứ đại (dhātukammaṭṭhāna), Đại đức chứng đắc ba thánh quả cao hơn (nhất lai, bất lai, a-la-hán) và đạt đến pháp học và pháp hành toàn hảo tột đỉnh của một vị trưởng đệ tử.
Phần Đại đức Sāriputta thì tiếp tục kề cận bên Bổn Sư, tu tập trong hang Sūkarakhata-leṇa và trì bình khất thực ở Rājagaha. Một hôm, nửa tháng sau ngày Sāriputta thọ giới tỳ khưu, Đức Phật thuyết pháp cho người cháu của Đại đức, du sĩ Dīghanakha (MN 74). Lúc ấy, Sāriputta đang đứng sau lưng và hầu quạt cho Bổn Sư. Khi đang chú tâm lắng nghe thật thấu đáo pháp thoại ban cho cháu mình, như thể cùng chia sẻ vật thực nấu nướng cho một người khác, Đại đức đạt được trí tuệ toàn hảo tột đỉnh của một vị trưởng đệ tử và chứng đắc thánh quả a-la-hán với bốn tuệ giác phân tích, paṭisambhidā-ñāṇa (AN 4:173). Cuối bài pháp, người cháu của Đại đức đắc quả nhập lưu.
Theo chú giải, Sāriputta đắc thánh quả a-la-hán sau Moggallāna vì trí tuệ vĩ đại của ngài, chỉ đứng sau Đức Phật, đòi hỏi thời gian cho một sự huân tập, dùi mài toàn hảo và thuần thục. Ví như thường dân, khi cần đi đâu, có thể lập tức lên đường; nhưng nếu là bậc vua chúa thì sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình đòi hỏi nhiều thời gian.
Ngay trong ngày hômy, kấhi bóng chiều đã ngả dài trên Động Trúc Lâm, Bổn Sư triệu tập các môn đồ và tuyên bố phẩm vị trưởng đệ tử cho Sāriputta và Moggallāna. Việc này khiến một vài sa môn bất bình và bàn luận với nhau:
“Lẽ ra Bổn Sư nên trao phẩm vị trưởng đệ tử cho các vị sa môn xuất gia đầu tiên, như năm Trưởng lão được Bổn Sư giảng dạy bài pháp đầu tiên ở Vườn Nai, nếu không thì phải là năm mươi lăm tỳ khưu do sư huynh Yasa dẫn đầu, hoặc ba mươi vị Bhaddavaggiya được Bổn Sư khai ngộ, hay ba anh em ngài Kassapa. Nhưng Bổn Sư lại trao phẩm vị này cho những người mới xuất gia.”
Nghe được những lời bàn tán này, Thế Tôn dạy:
“Như Lai không thiên vị ai mà chỉ trao trọng trách theo hạnh nguyện của mỗi người. Ví dụ như Aññā Kondañña (An nhã Kiều trần như) trong kiếp quá khứ, vào thời Đức Phật Padumuttara, không phát đại nguyện được làm trưởng đệ tử của một vị Phật tương lai mà phát đại nguyện được làm vị đệ tử đầu tiên đắc thánh quả a-la-hán. Nguyện ấy đã được thọ ký và đã thành tựu. Kassapa thì phát nguyện thành tựu tối thắng về có nhiều đồ chúng. Còn các thánh a-la-hán còn lại chỉ ước nguyện chứng đạt thánh quả a-la-hán mà thôi.
“Trong khi ấy, vào thời Đức Phật Anomadassī, Sāriputta và Moggallāna phát đại nguyện làm trưởng đệ tử của một vị Phật tương lai. Nguyện ấy cũng đã được thọ ký và đến ngày nay, do căn cơ chín muồi và nhân duyên đầy đủ, đã thành tựu viên mãn. Như Lai trao phẩm vị cho Sāriputta và Moggallāna theo ước nguyện của hai vị. Như Lai không có thiên vị.”
HẠNH NGUYỆN BAN ĐẦU
Lời giảng dạy trên của Đức Phật nhấn mạnh định luật nhân quả nghiệp báo. Những gì hiện hữu hôm nay là quả trổ từ nghiệp đã gieo qua vô lượng kiếp quá khứ đắm trong vòng sanh tử luân hồi vô thủy vô chung, saṃsāra.
Cũng như vậy, phẩm vị trưởng đệ tử của ngài Sāriputta bắt nguồn từ một a-tăng-kỳ (asaṅkheyya) và một trăm ngàn kiếp trái đất trước, vào thời Đức Phật Anomadassī, vị Phật thứ bảy. Thuở ấy, Đại đức Sāriputta sanh vào một gia đình bà-la-môn giàu có và tên là Sarada. Cũng trong thời gian này, Đại đức Moggallāna sanh vào một phú gia bà-la-môn khác và tên là Sirivaddhana. Hai gia đình quen biết nhau, và đôi bạn thân thiết từ khi thơ ấu.
Thân phụ qua đời, Sarada thọ hưởng tài sản to lớn của gia đình. Nhưng không bao lâu, sau khi ẩn cư để chiêm nghiệm về cái chết đã sẵn dành và không sao thoát được của chính bản thân mình, Sarada quyết định từ bỏ toàn bộ gia sản và xuất gia tìm con đường giải thoát khỏi vòng sanh tử trầm luân. Sarada đến tìm và kêu gọi Sirivaddhana cùng mình lên đường tầm đạo. Tuy nhiên, vẫn còn dính mắc sâu chặt trong đời thế tục, Sirivaddhana từ chối.
Vẫn kiên quyết với ý định xuất gia, Sarada bố thí hết tài sản cho người nghèo khổ, khốn cùng rồi lìa bỏ gia đình, sống đời ẩn sĩ tóc bện ở vùng rừng núi, nỗ lực tham thiền. Ngài nhanh chóng và dễ dàng chứng đắc các phàm tuệ và thần thông, thu hút nhiều đạo sĩ theo bước tu tập của mình.
Một ngày nọ, sau khi xuất khỏi đại bi định (mahākarunā samāpatti), Đức Phật Anomadassī dùng Phật nhãn quán chiếu thế gian, xem những ai căn cơ đã chín muồi để Ngài hỗ trợ, hướng dẫn và khuyên dạy. Và như thế Sarada cùng các môn đệ lọt vào “lưới trí” của Thế Tôn. Ngài lặng lẽ ôm y bát, một mình đến viếng trú xứ của nhóm đạo sĩ tóc bện Sarada.
Khi trông thấy tướng hảo quang minh và uy nghi của Đức Phật, đạo sĩ Sarada lập tức biết rằng vị khách của mình nếu còn tại gia sẽ là vua Chuyển Luân, nếu xuất gia sẽ là bậc Chánh Biến Tri. Sarada liền cung kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, thỉnh Ngài an tọa ở chỗ ngồi danh dự, và dạy các môn đệ cúng dường nước và vật thực đến Ngài.
Trong lúc ấy, Tăng chúng của Đức Phật – gồm một trăm ngàn vị thánh a-la-hán – theo chân hai vị trưởng đệ tử của Ngài, Nisabha và Anoma, đến trú xứ của Sarada. Sarada vô cùng hoan hỷ, truyền dạy các đạo sĩ môn đệ tìm kỳ hoa dị thảo trong núi rừng về cúng dường Thế Tôn và chư tăng. Rồi để tỏ lòng kính ngưỡng bậc Ứng Cúng, Sarada đứng hầu sau lưng Thế Tôn, hai tay nâng cao một lọng hoa lớn ở phía trên đầu Ngài. Đức Phật tham thiền nhập diệt thọ tưởng định (nirodha samāpatti) trọn một tuần lễ, và Sarada đã cung kính đứng sau lưng Ngài, nghiêm trang nâng lọng hoa suốt bảy ngày ấy.
Khi đấng Điều Ngự Trượng Phu xuất thiền, Ngài truyền hai vị trưởng đệ tử thuyết pháp cho nhóm đạo sĩ Sarada. Sau bài pháp của hai vị, Thế Tôn đích thân ban một thời pháp nữa. Cuối thời pháp của Ngài, tất cả môn đồ của Sarada đều chứng đắc thánh quả a-la-hán. Thế nhưng Sarada lại không chứng đắc quả vị cao quý này cũng như các thánh quả khác. Đây là vì khi Sarada lắng nghe pháp thoại và quan sát phong cách uy nghi khả kính của Đại đức Nisabha thì tâm tư Sarada dâng tràn mong ước được trở thành vị trưởng đệ tử thứ nhất của một vị Phật cũng như Đại đức vậy. Và như thế, Sarada đã phủ phục dưới chân Đức Phật Anomadassī và phát đại nguyện:
“Bạch Thế Tôn, với công hạnh thiện lành do đã tôn kính nâng lọng hoa cúng dường Thế Tôn suốt bảy ngày qua, con không ước nguyện làm thiên chủ của các vị trời hay ngôi vị Đại Phạm thiên Mahā Brahmā, cũng không ước nguyện bất cứ một quả nào khác trổ sanh, ngoài ước nguyện được trở thành trưởng đệ tử của đấng Chánh Đẳng Chánh Giác tương lai.”
Đức Phật Anomadassī quán chiếu tương lai và thọ ký rằng ước nguyện của Sarada sẽ được thành tựu: một a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp trái đất sau sẽ có một vị Phật ra đời là Đức Phật Gotama; và Sarada sẽ trở thành trưởng đệ tử thứ nhất của Ngài, là vị tướng quân của Giáo Pháp với tên Sāriputta.
Sau khi Đức Thế Tôn rời khỏi trú xứ của Sarada, đạo sĩ đến gặp người bạn tâm giao thân thiết, Sirivaddhana, tường thuật các diễn biến và sách tấn bạn hiền phát tâm nguyện được làm trưởng đệ tử thứ hai của Đức Phật Gotama. Với tín tâm trong sạch, Sirivaddhana xây dựng một đại sảnh nghiêm trang thanh tịnh; nơi đây Sirivaddhana cung thỉnh Thế Tôn cùng tất cả chư tăng đến ngự để cúng dường trai tăng suốt bảy ngày. Sau nghi lễ cúng dường vật thực và dâng y quý lên Đức Phật và chư tăng, Sirivaddhana phát đại nguyện:
“Bạch Thế Tôn, với công hạnh thiện lành của sự cúng dường trong sạch này, con ước nguyện được trở thành trưởng đệ tử thứ hai của cùng một vị Phật mà hiền hữu Sarada của con sẽ trở thành trưởng đệ tử thứ nhất.”
Đức Phật Anomadassī quán chiếu tương lai và thọ ký rằng ước nguyện của Sirivaddhana sẽ được viên mãn: Sirivaddhana sẽ trở thành trưởng đệ tử thứ hai của Đức Phật Gotama, là vị sa môn thần thông bậc nhất và vô cùng dũng mãnh với tên Moggallāna.
Sau khi được Đức Thế Tôn thọ ký, đôi bạn dốc lòng vun bồi thiện nghiệp trong đời sống riêng của mình. Là một cư sĩ, Sirivaddhana tích cực hộ trì Tăng chúng và thực hiện các việc bố thí từ thiện. Là một tu sĩ, Sarada tiếp tục đời sống phạm hạnh, nỗ lực tham thiền nhập định. Khi kiếp sống ấy chấm dứt, Sirivaddhana sanh vào cõi trời dục giới, còn Sarada sanh vào cõi Phạm thiên.
CHUYỆN TIỀN THÂN
Sau kiếp sống ấy, đôi bạn Sāriputta và Moggallāna tiếp tục trôi lăn trong biển khổ luân hồi. Nhưng trên bước đường phiêu dạt, họ đã có những lần được gặp gỡ một chúng sanh mà họ đã ước nguyện trở thành trưởng đệ tử của vị ấy. Chúng sanh cao quý vô thượng ấy cũng đã phát đại nguyện tối thắng dưới chân một vị Phật, Đức Phật thứ nhất Dīpaṅkara. Đó là đại nguyện trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Phật, Thế Tôn. Chúng sanh ấy là Đức Bồ Tát, Đức Phật Gotama ngày nay của chúng ta. Trong Kinh Bổn Sanh (Jātaka) gồm hơn năm trăm năm mươi chuyện tiền thân của Đức Phật Gotama, vai trò của Sāriputta nổi bật và xuất hiện nhiều hơn tất cả các vị đệ tử khác của Ngài, có lẽ chỉ ngoại trừ Ānanda mà thôi.
Bị vùi dập và lây lất trong những ngọn gió nghiệp quả không cưỡng lại được, hai chúng sanh cao quý ấy, Đức Bồ Tát và Sāriputta, đã trôi dạt từ kiếp sống này sang kiếp sống khác, từ cõi giới này sang cõi giới khác trong luân hồi. Thế nhưng, không như những ai mãi mù quáng ngụp lặn trong vòng tục lụy, trôi dạt của hai vị không vô nghĩa, vô định, vô căn duyên. Trôi dạt ấy được định hướng bởi một nghiệp quả cao thượng mà, trong một tiền kiếp mịt mờ xa, hai vị đã thành tâm phát đại nguyện được thành tựu.
Sau vô lượng kiếp nỗ lực huân tập mười pháp ba-la-mật (pāramī), vun bồi giới hạnh, hun đúc mối liên hệ bền chặt của tình đạo và sự tín cẩn lẫn nhau, đã đến lúc ước nguyện của hai vị được viên mãn. Và như thế, trong kiếp sống cuối cùng của hai vị, tại Bắc phận Ấn Độ hơn hai ngàn năm trăm năm trước, một vị trở thành Đức Phật Gotama, bậc Vô Thượng, Thiên Nhân Sư; và một vị trở thành đệ tử ưu tú lỗi lạc nhất của Ngài, Đại đức Sāriputta, vị tướng quân của Giáo Pháp.
Dưới đây là tóm tắt vài chuyện tiền thân ghi lại mối liên hệ cao quý xuất phàm và mật thiết trong tiền kiếp của Đức Phật và Sāriputta. Trong những câu chuyện này đôi lúc còn có sự hiện diện của các vị đệ tử Phật khác, với những nối kết và dẫn dắt bởi nghiệp quả của nhau và với nhau trong vòng luân hồi.
Jātaka 11
Đức Bồ Tát là nai chúa dạy dỗ và hướng dẫn cho hai con phương cách lãnh đạo đoàn thể. Một nai con (Sāriputta) theo lời cha dạy và mang hưng thịnh đến cho đoàn nai của mình. Nai con kia (Devadatta) bất tuân lời cha dạy, đi theo đường hướng riêng, và cuối cùng hủy hoại đoàn nai của mình.
Jātaka 316
Đức Bồ Tát là một con thỏ rừng tri thức giảng dạy về giới đức và hạnh bố thí cho một con khỉ (Sāriputta), một con chó rừng (Moggallāna) và một con rái cá (Ānanda). Khi vua trời Đế Thích (Sakka) giả dạng thành một người bà-la-môn giáo đói khát để thử thách quyết tâm của thỏ rừng, Bồ Tát sẵn sàng nhảy vào lửa, thiêu thân để cung cấp cho người bà-la-môn một bữa ăn.
Jātaka 438
Đức Bồ Tát là một con gà gô từng được nghe và thông hiểu Kinh Vệ Đà nên giảng giải kinh này lại cho các thanh niên bà-la-môn khi họ đau khổ than khóc vì thầy của mình qua đời. Một du sĩ độc ác (Devadatta) giết Bồ Tát để ăn thịt. Sư tử (Sāriputta) và mãnh hổ (Moggallāna), là bạn của Bồ Tát và cũng từng được nghe Bồ Tát giảng giải những điều thiện lành và luật nhân quả. Vào ngày Bồ tát bị thảm sát, sư tử gọi mãnh hổ cùng đến viếng bạn. Mãnh hổ đến trước, và khi nhìn thấy vài mảnh lông của gà gô trong mớ râu tóc của du sĩ liền biết được hành động dã man tàn ác của du sĩ. Kinh hãi trước mãnh hổ, du sĩ dối trá chối tội. Mãnh hổ tha du sĩ đến trước sư tử và kể lại sự việc. Bấy giờ du sĩ mới nhận tội. Vì du sĩ giờ đây chịu nói sự thật, sư tử định tha thứ và thả du sĩ. Nhưng mãnh hổ, tức giận vì tội ác lẫn sự gian dối của du sĩ, xé xác du sĩ và vứt xuống hố.
Jātaka 73
Đức Bồ Tát là một vị ẩn sĩ cứu mạng một hoàng tử quỷ quyệt (Devadatta) và ba thú vật khỏi một cơn lũ lụt. Ba thú vật này – rắn (Sāriputta), chuột (Moggallāna) và vẹt (Ānanda) – dâng vị ẩn sĩ các kho tàng quý báu được dấu kín để tỏ lòng biết ơn. Còn hoàng tử gian ác thì ganh ghét, đố kỵ nên tìm cách hành hình vị ẩn sĩ.
Jātaka 472
Đức Bồ Tát là Hoàng tử Māpaduman đức hạnh bị người mẹ kế hãm hại và vu khống, vì Ngài đã từ chối những quyến rũ vô hạnh của bà. Tin lời bà, vua cha truyền lệnh xô Bồ Tát từ vách núi xuống vực thẳm. Thế nhưng vị thần núi (Sāriputta) đã đỡ Bồ Tát trước khi chạm đất và mang Ngài đến nơi an lành.
Jātaka 151
Đức Bồ Tát là vị vua đức độ và công bằng xứ Benares, còn Sāriputta là người đánh xe ngựa của vua. Ānanda cũng là một vị minh quân xứ Kosala, và Moggallāna là người đánh xe ngựa của vua. Một ngày nọ, hai xe ngựa chở hai vị vua chạm đầu nhau trên một con đường nhỏ hẹp, không đủ chỗ để vượt qua nhau. Sāriputta và Moggallāna đều không chịu để vua của mình phải lùi bước nên cùng so sánh giới đức của hai vị vua; vị nào là bậc giới đức toàn vẹn và cao cả hơn sẽ được nhường lối. Moggallāna nói rằng cách vua Kosala cai trị là lấy cứng rắn đối trị cứng rắn, lấy mềm mỏng đối trị mềm mỏng, tưởng thưởng người thiện và trừng phạt kẻ bất thiện. Sāriputta cho biết vua Benares lấy từ hòa đối trị oán giận, lấy thiện đối trị bất thiện, lấy bố thí dạy người tham lam, lấy sự thật hoán tỉnh người gian dối. Nghe những lời Sāriputta nói, vua Kosala và Moggallāna xuống xe và nhường lối cho vua Benares. Rồi Bồ Tát giảng giải về giới đức và khuyên nhủ Ānanda hãy nghe theo lời ấy.
Jātaka 509
Đức Bồ Tát là con trai trưởng của vị tế sư xứ Benares. Tế sư là bạn đồng môn thân thiết của nhà vua. Vì vua không có con nên muốn phong cho Bồ Tát làm thái tử, sau này sẽ lên ngôi cai trị Benares. Tuy nhiên, do sớm nhận thức được những phù du giả tạm và đau khổ hiểm nguy của đời thế tục nên Bồ Tát từ chối ngai vàng, xuất gia sống đời ẩn sĩ phạm hạnh để tìm con đường giải thoát cao thượng. Không bao lâu sau ba vị hoàng đệ cũng lần lượt theo bước hoàng huynh – Đức Bồ Tát – xuất gia tu hành và sống đời ẩn sĩ. Hoàng đệ lớn nhất là tiền thân của Sāriputta, kế đó là Moggallāna, và cuối cùng là Anuruddha.