ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT – VÀI HÀNG TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ

ĐẠI ĐỆ TỬ PHẬT

VÀI HÀNG TIỂU SỬ CÁC TÁC GIẢ

NYANAPONIKA THERA (1901-1994) là một trong những dịch giả lỗi lạc nhất về Phật giáo Nguyên Thuỷ (Theravāda) của thời đại chúng ta.

Sinh trưởng ở Đức quốc, ngài gia nhập Tăng đoàn Phật giáo ở Tích Lan (Sri Lanka) năm 1936 dưới sự chỉ dạy của Hòa thượng Nyanatiloka Mahāthera. Từ đó ngài sống đời tỳ khưu năm mươi tám năm cho đến lúc mệnh chung vào cuối năm 1994. Ngài là vị chủ tịch sáng lập và biên tập viên rất lâu năm của Hội Xuất Bản Kinh Sách Phật Giáo (Buddhist Publication Society) ở Kandy, Tích Lan.

Tác phẩm: Trái Tim Thiền Tập Phật Giáo (The Heart of Buddhist Meditation), Tầm Nhìn của Giáo Pháp (The Vision of Dhamma), Nghiên Cứu Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma Studies). 

HELLMUTH HECKER là một luật gia, một văn sĩ Đức quốc hàng đầu về tPghiậáo Nguyên thủy, và một dịch giả tài ba về Kinh điển Pāli.

Tác phẩm: bản dịch Đức ngữ của Tương Ưng Bộ Kinh, tập 4 và 5 (Saṁyutta Nikāya); một bộ biên niên sử Phật giáo gồm 2 tập; và một bản tiểu sử của ngài Nyanatiloka Mahāthera – vị tăng sĩ Phật giáo người Đức đầu tiên.

BHIKKHU BODHI là một tỳ khưu Phật giáo Nguyên thủy người Hoa kỳ và là một học giả Phật giáo uyên thâm. 

Ngài sanh năm 1944 tại New York, Hoa Kỳ. Vào lứa tuổi hai mươi, ngài bắt đầu tìm hiểu và yêu thích đạo Phật. Năm 1967, khi còn đang là một sinh viên ở trường Claremont Graduate University, ngài thọigsiaớ di (sāmaṇ   era) với một vị tu sĩ Việt Nam theo truyền thống Đại thừa (Mahāyāna).

Sau khi hoàn tất bằng Tiến sĩ Triết học năm 1972, ngài đến tu học tại Phật học viện Quốc tế ở California, với Hòa thượng Thích Thiên Ân. Tại đây, ngài gặp Hòa thượng Thích Minh Châu. Lúc bấy giờ, ngài Bodhi chưa có ý định trở thành một dịch giả Phật giáo Nguyên thủy. Thế nhưng nhân duyên gặp ngài Minh Châu đã thay đổi hướng đi của cuộc đời ngài Bodhi. Ngài Minh Châu chỉ cho ngài Bodhi thấy tầm quan trọng của các loại ngữ văn của kinh điển Phật giáo như là những cánh cửa mở kho tàng Pháp Bảo, và khuyên ngài sang Tích Lan để học kinh điển Pāli. Không chần chờ, ngài Bodhi đến Tích Lan theo lời khuyên nhủ ấy.

Cùng năm ấy, 1972, ngài Bodhi xin thọigsiaớdi và, vào năm 1973, thọi gtiỳớ khưu theo truyền thống Phật  giáo Nguyên thủy (Theravāda) với Hòa thượng Ananda Maitreya

– một vị tu sĩ kiến thức uyên thâm người Tích Lan. Ngài bắt đầu tích cực học tiếng Pāli và nghiên cứu những bài kinh nguyên thủy của Đức Phật. Năm 1974, ngài có dịp làm việc chung và học hỏi thêm về tiếng Pāli với Hòa thượng Nyanaponika – một vị cao tăng và học giả người Đức, chủ nhiệm và chủ bút của Hội Xuất Bản Kinh Sách Phật Giáo (Buddhist Publication Society, BPS) ở Kandy.

Cuối năm 1975, ngài Nyanaponika xem qua vài bài dịch của Sư Bodhi và khuyên Sư nên dịch bài kinh Phạm Võng (Brahmajala Sutta, bài kinh đầu tiên trong Trường Bộ), cùng các chú giải và phụ chú giải. Bản dịch đó được xuất bản trong tập sách Chú Giải Kinh Phạm Võng (The All-Embracing Net of Views) vào năm 1978, và là khởi điểm cho sự nghiệp dịch thuật tiếng Pāli của ngài Bodhi.

Năm 1984, ngài Bodhi được đề cử làm chủ biên của hội BPS, kế tục ngài Nyanaponika; và từ năm 1988 cho đến nay, ngài là chủ tịch của hội này. Năm 2002, ngài thôi làm công việc chủ biên và trở về Hoa Kỳ giảng dạy Phật Pháp ở các tu viện khắp nơi. Năm 2007, ngài sáng lập tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu (Buddhist Global Relief) với mục đích cứu giúp và chống đói nghèo trên toàn thế giới.

Tác phẩm: bản dịch Anh ngữ bài kinh Phạm Võng cùng các chú giải và phụ chú giải (The All-Embracing Net of Views); bản dịch Anh ngữ của hầu hết các Bộ Kinh của Phật giáo Nguyên thủy: Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh – đồng soạn với Tỳ khưu Ñāṇamoli), Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ Kinh), Saṃyutta Nikāya (Tương Ưng Bộ Kinh), Thắng Pháp Tập Yếu (A Comprehensive Manual of Abhidhamma), Những lời Phật Dạy (In the Buddha’s Words).

Các bài viết trong sách
Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app