Sinh, Tử, và Giác Ngộ

 

  Ajahn Chah và cây Bồ-Đề. Vào dịp lễ Visakha Puja (Visak), tưởng niệm ngày sinh, ngày giác ngộ, và ngày mất của Đức Phật lịch sử, Ajahn Chah nói rằng: “Khi Đức Phật đạt đến giác ngộ, chúng ta có thể nói rằng Người đã chết như người phàm và đã sinh như một vị Phật. Lễ Visakha Puja thực sự mang ý nghĩa về một sự việc giác ngộ của Phật; không phải là ba sự kiện khác nhau để chúng ta tưởng nhớ”.

 Một người kể cho thầy Ajahn Chah rằng mình có người bạn theo tu học với một thiền sư phái Thiền Tông (Zen). Người bạn đó hỏi thầy mình: “Khi ngồi dưới cây Bồ-Đề, Đức Phật đã làm gì?”. Vị thiền sư đó trả lời: “Phật đang thiền theo kiểu tọa thiền (zazen) của thiền tông!”. Nhưng người ấy nói với vị thầy rằng mình không tin. Vị thiền sư hỏi tại sao không tin, người bạn đó nói: “Khi con hỏi thầy Goenka (một thiền sư thiền minh sát nổi tiếng người Ấn Độ), thầy ấy nói lúc đó Phật thực hành thiền minh sát (vipassana)!”. Vậy là mỗi người cho rằng Phật đang tu theo cách giống với pháp môn của họ đang tu. (Ai cũng cho rằng cách tu của họ là cách tu của chính Đức Phật…).

Lúc Phật ngồi ở đâu đó ngoài trời thì Phật đang ngồi dưới cây Bồ-Đề. Lúc Phật ngồi bên dưới gốc cây nào khác thì Phật cũng đang ngồi dưới cây Bồ-Đề. Cách giải thích đó cũng chẳng có gì sai trái. Bồ-Đề (bodhi) có nghĩa chính là Phật, là sự giác ngộ, là người biết. Đúng là Phật ngồi dưới cây Bồ-Đề và có thể nói cây nào Phật ngồi bên dưới đều là cây Bồ-Đề, vì Phật đang ngồi ở đó. Nhưng chim chóc cũng đậu ở cây Bồ Đề. Khỉ cũng sống trên cây Bồ-Đề. Nhiều người cũng ngồi dưới cây Bồ-Đề. Nhưng không có nghĩa là họ có được sự hiểu biết sâu sắc (giác ngộ) như Đức Phật. Người đạt đến sự hiểu biết sâu sắc thì mới chứng ngộ ý nghĩa đích thực của “cây Bồ Đề” là Giáo Pháp tuyệt đối.

 Như vậy nếu chúng ta ngồi bên dưới cây Bồ-Đề thì rất tốt. Chúng ta có thể là Phật. Nhưng ta đâu cần bàn cãi với ai về vấn đề này. Khi ai nói Phật đã thiền tập phương pháp nào đó dưới gốc cây Bồ-Đề thì ta không cần tranh cãi. Chúng ta chỉ nên nhìn cây Bồ-Đề với ý nghĩa là sự giác ngộ, là chân lý tột cùng. Họ đang nói về cây Bồ-Đề theo ý nghĩa thông thường, điều đó chẳng có gì sai. Nhưng nếu cứ tranh cãi này nọ về điều đó thì rốt cuộc sẽ chẳng có cây Bồ-Đề nào cả.

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app