LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO RA CHÁNH NIỆM MINH SÁT (VIPASSANĀ SATI)
Do đó, chỉ cần chọn bất kỳ một đề mục thiền nào đã đề cập trong 19 phần còn lại để phát triển Chánh Niệm Minh Sát Đạo là đủ.
Theo phần ‘Tác Ý Các Giới’, Dhātumanasikāra pabba, người hành thiền cần phải ghi nhận Bốn Đại Chủng (Tứ Đại) cũng như ghi nhận khi nó sanh khởi và thể hiện. Thanh Tịnh Đạo nói rõ rằng khi đã vượt qua các triền cái nhờ quán trên Tứ Đại, cận định phát sanh. Cận định này, như đã giải thích trong Phụ Chú Giải của Thánh Tịnh Đạo, không gần với bất cứ một An Chỉ Định (Appanā Samādhi) nào và như vậy nó không phải là cận định thực thụ. Tuy nhiên, vì nó hơi giống cận định trong khả năng vượt qua các triền cái và tạo ra đặc tính của nó nên nó được khoác cho cái tên cận định nhờ sự giống hệt về khả năng của nó mà thôi.
Ở đây, vì mục đích của thiền minh sát, chúng tôi dùng từ Sát-Na Định Minh Sát (Vipassanā Khaṇika Samādhi)để mô tả loại (cận) định nói trên. Một số người cảm thấy khó hiểu cách dùng này và đã chỉ trích việc sử dụng nó. Họ cho rằng không thể phát triển Minh Sát bằng sát-na định. Họ lý luận rằng nếu điều này là khả dĩ, thì những tăng sinh đang nghiên cứu kinh điển cũng có được minh sát trí. Tất nhiên, chúng tôi có thể chấp nhận quan điểm này nếu sự tập trung hay định của những học nhân ấy đủ mạnh để loại trừ những triền cái và đồng thời nếu họ đang quán trên hiện tượng danh và sắc ở sát na sanh của chúng hợp theo Kinh Đại Niệm Xứ. Nhưng một điều hoàn toàn rõ ràng là định dự phần trong sự đọc tụng và suy ngẫm trên kinh điển mà những học nhân ấy đã học thuộc lòng không đủ mạnh để vượt qua các triền cái và họ cũng không phải đang ghi nhận hiện tượng danh và sắc ở sátna sanh của chúng. Do đó, những người chỉ trích chúng tôi hiển nhiên đã không quen với việc thực hành minh sát đúng đắn vậy.
Trong Thanh Tịnh Đạo, sát na định minh sát được đề cập như Khaṇika cittakaggatā (sự nhất tâm tong một sát-na); và trong phụ chú giải của Thanh Tịnh Đạo thì nó được nói đến như Khanamattahitiko samādhi,… Như vậy dựa trên thẩm quyền của Chú giải và Phụ chú giải, chúng tôi đã dùng từ Sát Na Định Minh Sát (Vipassanā Khaṇika Samādhi) để mô tả loại định hơi giống như Cận Định này. Một khi những giải thích này được hiểu rõ, sự lầm lẫn chắc chắn sẽ chấm dứt trong tâm của những người chỉ trích chúng tôi.
g người chỉ trích chúng tôi. Như đã nói ở trên, nếu quán sắc được thực hoàn tất bằng cách ghi nhận các sắc khi chúng sanh khởi, theo như các phần Quán Các Oai Nghi Của Thân (Iriyapatha), Quán Sự Tỉnh Giác (Sampajjaññā), Tác ý Các Giới (Dhatumanasikāra), thì cận định mà chúng ta gọi là sát na định minh sát được phát triển. Và cùng với định này, Minh Sát Trí (Vipassanā Ñāṇa), còn gọi là Chánh Kiến Minh Sát (Vipassanā Sammādiṭṭhi), cũng được phát triển. Lúc đó những pháp này: Chánh Niệm Đạo (Sammā Sati Magga), Chánh Định Đạo (Sammā Samādhi) và Chánh Kiến Đạo (Sammā Diṭṭhi Magga) được gọi cách khác là Thân Quán Niệm Xứ (kayanupassanā satipatthāna).
Liên quan đến lời tuyên bố cho rằng “Tác Ý Các Giới” là một đề mục thiền cho Cận Định, chúng tôi có thẩm quyền của Thanh Tịnh Đạo vốn đề cập đến đề mục thiền này như Catudhātuvavatthāna (Xác Định Bốn Giới hay Xác Định Tứ Đại). Và chắc chắn sự quả quyết của chúng tôi cho rằng quán các oai nghi của thân và quán sự tỉnh giác chỉ đưa đến Cận Định cũng sẽ được tán thành, bởi vì chú giải bài Kinh Niệm Xứ xác nhận rõ ràng chúng là những đề mục thiền cho Cận Định.
Ngoài ra, theo phần Quán Thọ… thì niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp vào sát na sanh khởi của chúng sẽ dẫn đến sự phát triển của Cận Định và Minh Sát Trí. Bởi thế, ngay đầu chương nói về Kiến Tịnh, Thanh Tịnh Đạo đã đưa ra một sự mô tả về cách người theo cỗ xe thuần quán bắt đầu thực hành thẳng vào quán Tứ Đại theo sau bởi sự phân biệt mười tám giới, mười hai xứ, năm uẩn và danh-sắc, như thế nào. Điều này phù hợp với những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Đại Niệm Xứ.
Đến đây, sau khi đã nghe những lời giải thích và cân nhắc ở trên, có lẽ quý vị đã hiểu được cách làm thế nào để phát triển chánh niệm đạo đúng theo tinh thần của những bài kinh do Đức Thế Tôn thuyết giảng. Và sau khi đã hiểu như vậy, có lẽ quý vị cũng có thể xác định được là chỉ đọc tụng và suy xét trên những gì mình đã học từ kinh điển thay vì chánh niệm ghi nhận thân, thọ, tâm, pháp ở sát na chúng khởi sanh, có dẫn đến chánh niệm đạo đích thực hay không. Và một điều rõ ràng là không có chánh niệm đạo thích hợp, thì chánh kiến minh sát đạo, cũng không thể nào được thiết lập.