Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 27August18 Am3

 

 

(tri ân đạo hữu Lê Thúy đã gửi bản đánh máy, bản này có thể còn thiếu 1 số phần Pali và chưa kiểm duyệt chính tả kỹ, quý vị có thể tham khảo kết hợp với nghe Pháp trong videos, không dùng tài liệu này để in ấn)

Mình đã vừa mới xúc phạm đến Ngài Đại Trưởng lão và vị Tỳ khưu trẻ đã đặt bát xuống, quỳ và chắp tay sám hối lạy Ngài Đại Trưởng lão và khi đó Ngài Đại Trưởng lão mới khuyên vị tỳ khưu trẻ rằng:

  • Tôn giả hãy tiếp tục thực hành và có thể chứng đắc thánh đạo, thánh quả.

Đó là câu chuyện mà chúng ta có bài học là: sự xúc phạm đối với một bậc Thiện tri thức dù là qua thân, khẩu, ý là sự cản chở lớn trong sự tu tập đặc biệt là trong sự chứng đắc thánh đạo, thánh quả. Và không những thế, xúc phạm những bậc hữu ân như bố mẹ mình, những người đã từng có ân nghĩa với mình thì cũng là điều không tốt, là sự trở ngại lớn chính vì vậy mà mỗi lần có duyên lành để sám hối thì là một hành giả có sự hiểu biết đúng đắn thường sám hối đến cha mẹ thầy tổ đến Tam Bảo…như là mỗi buổi sáng thường ngày chúng ta trước khi xin giới đều sám hối Tam Bảo và tất cả các bậc Thanh văn.

Chính vì vậy mà đối với các vị tỳ khưu đặc biệt là các vị tỳ khưu ở Myanma trước khi có lễ Tăng sự hay trước khi đi bát…thì sám hối với nhau bằng cách vị tỳ khưu này đến một vị tỳ khưu khác để xin sám hối. Với tội nhỏ mà có thể sám hối và thanh tịnh giới trở lại được. Đối với một vị Cư sĩ, chúng ta thanh tịnh giới của mình bằng cách xin thọ trì Tam quy và Ngũ giới hay là Bát quan trai giới. Khi làm như vậy thì các vị tỳ khưu cũng như các hành giả, cư sĩ biết rằng các giới của mình đã thanh tịnh và tâm sẽ trở lên yên ổn, có thể an trú nội tâm một cách dễ dàng. Trong khóa thiền này, Ngài hầu hết giải thích những điều liên quan đến sự tu tập thiền định và thiền tuệ, còn về giới Ngài rất ít đề cập bởi vì Ngài biết rằng trong thời gian chúng ta tu tập ở đây chúng ta luôn luôn có sự thôi thúc lục kép nên rất khó phạm giới chính vì vậy giới của chúng ta trong thời gian khóa thiền dường như đều thanh tịnh, trong sạch. Công việc của chúng ta là chỉ tinh tấn để tu tập thiền định và thiền tuệ. 

Trong quá trình thực hành chúng ta chỉ nên thực hành một đề mục nào mà hành giả cảm thấy thích hợp nhất thì sẽ có kết quả tốt hơn là thực hành nhiều phương pháp, nhiều đề mục khác nhau. Cũng giống như một người làm ăn kinh tế, nếu như làm nhiều nghề nghiệp quá thì có thể bị phân tâm và sẽ không có nhiều thời gian để chuyên lo tất cả, cũng như trong sự thực hành cũng vậy chúng ta thấy thích hợp một phương pháp một đề mục nào nhất thì chúng ta chuyên chú vào phương pháp, đề mục đó thì hiệu quả sẽ được tốt hơn. Đức Phật, Ngài dạy trong bài Kinh đầu tiên là bài Kinh Chuyển Pháp luân thì có hai cực đoan cần nên tránh đó là khổ hạnh ép xác và thọ hưởng ngũ dục quá đà. Đó là hai cực đoan không thể dẫn đến sự chấm dứt phiền não, chỉ có con đường trung đạo mới có thể dẫn dắt chúng sanh đến sự chứng ngộ đạo quả niết bàn, diệt đoạn tuyệt phiền não và con đường Trung đạo đó chính là Bát Chánh đạo bao gồm Giới Phần, Định Phần và Tuệ Phần.

Khi hành giả thực hành nhiều phương pháp khác nhau thì có thể có những sự sai biệt và sự giải thích khác nhau có thể làm cho tâm trí của hành giả có sự phân vân chính vì vậy trong chú giải có một câu chuyện liên quan đến những vị hành giả ở bên xứ Tích Lan, đó là: thường trong thời gian trước khi an cư nhập hạ các vị tỳ khưu thường hay đến xin các đề mục thiền từ Đức Phật và sau này khi Đức Phật tịch diệt niết bàn thì vị tỳ khưu trẻ tuổi thường đến các Ngài Đại Trưởng lão, Thiền sư, Tam Tạng để xin các đề mục thiền để tu tập trong thời gian an cư kiết hạ. Có một tích truyện: có một vị tỳ khưu trẻ đó đến một Ngài Đại Trưởng lão để xin một đề mục thiền. Ngài Đại Trưởng lão dạy vị tỳ khưu trẻ đề mục sanh diệt, hãy quán chiếu sự sanh diệt của danh pháp và sắc pháp, tiếng Pali gọi là (Pali: 14:11) , (pali: 14: 19) là sanh, (Pali: 14: 22) là diệt và vị tỳ khưu trẻ đã nhận đề mục từ Ngài Đại trưởng lão và đi vào trong một khu rừng an cư kiết hạ và tu tập ở đó. Sau một thời gian vị tỳ khưu tu tập đã đạt được một sự định tâm mức độ khá ổn định và trong lúc ngồi thiền ở bên một bờ sông thì trong khi hành thiền có một con chim và một con cá, con chim ở trên bờ và con cá ở dưới nước. Con chim đang đứng chờ con cá để bắt con cá, khi con cá mới nhô lên mặt nước thì con chim đã bắt con cá nhưng mà con cá đã rất nhanh và lặn xuống nước thì mỏ của con chim đã chạm vào mặt nước và phát ra một âm thanh. Khi vị tỳ khưu trẻ nghe âm thanh đó đã mở mắt ra và chỉ nhìn thấy nước và con chim thì mới suy nghĩ rằng: Thầy của ta, Ngài Đại Trưởng lão dạy lại quán chiếu (Pali: 16:01)  có lẽ như vậy cho nên vì Ngài Đại Trưởng lão biết trước là nước và chim cho nên vị tỳ khưu trẻ mới suy nghĩ rằng có lẽ là (pali: 16:25) chứ không phải là (pali: 16:30) . Trong tiếng Pali, Udaka có nghĩa là nước, còn (Pali: 16:36) là chim, trong quá trình thời gian tu tập nhưng vị tỳ khưu không có thấy được sự sanh diệt của danh pháp, sắc pháp mà khi mở mắt ra chỉ thấy nước và con chim thôi cho nên vị tỳ khưu trẻ mới nghĩ rằng đây chỉ có (pali: 17:03) chứ không phải là (pali: 17: 07) chính vì vậy mà vị tỳ khưu sau mùa an cư kiết hạ này…

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app