Videos Ngài Tam Tạng 10 – Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 22August18 Pm2

 

Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 22August18 Pm2

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Tưởng là sự nhận biết nhưng mà cái sự nhận biết ở đây là cái sự nhận biết bằng kinh nghiệm quá khứ, ví dụ như gặp một người tên là A, qua cái sự nhận biết đó cho nên bây giờ gặp lại nhờ sự nhận biết quá khứ cho nên bây giờ gặp nhau cái mình gọi ông này là ông A thì sự nhận biết nhờ kinh nghiệm quá khứ gọi là tưởng.

Hành là các cái yếu tố tâm mà nó có tính chất tạo tác sai bảo.

Còn thức là sự nhận biết trực tiếp mà không qua kinh nghiệm quá khứ, thí dụ như khi hành giả nghe một âm thanh thì sự nhận biết âm thanh, sự nhận biết âm thanh đó gọi là thức, còn cái chuỗi sau đó những âm thanh gì và hình thành lên một sự nhận thức thì cái đó thuộc về sự nhận thức của tưởng, còn sự nhận biết ban đầu âm thanh là sự nhận biết của thức. Cho nên khi chúng ta nói danh pháp sắc pháp thì sắc pháp là những cái gì thuộc về vật chất, còn danh pháp là những cái gì nó thuộc về tâm và chia chẻ ra thì có 4 phần đó là thọ, tưởng, hành và thức, thì nó tóm tắt là danh pháp và sắc pháp, còn phân tích ra thì gọi là ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Và khi hành giả thực hành thiền quán thì hễ những đối tượng nào hoặc là danh pháp hoặc là sắc pháp, nói rộng ra hoặc là sắc pháp hoặc là thọ, tưởng, hành và thức nó sinh khởi ở trong thân tâm của hành giả và cái tâm nhận biết vào đối tượng đó một cách trung thực khách quan thì hành giả đang quan sát đối tượng thuộc về thiền quán. Và khi quan sát danh pháp sắc pháp một cách trung thực thì cái sự hiểu biết hay là biểu hiện tam tướng của danh pháp và sắc pháp đó là luôn thay đổi biến hoại, vì thay đổi biến hoại cho nên không có toại nguyện và vì thay đổi biến hoại không toại nguyện cho nên không có làm chủ được, thì đó là ba yếu tố: vô thường, khổ, vô ngã hay còn gọi là tam tướng của danh pháp và sắc pháp. Thì trong quá trình thực hành thiền quán trước hết hành giả thấy rõ các pháp chân đế gọi là danh pháp sắc pháp hay là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thứ hai là nhận biết tam tướng của danh pháp và sắc pháp. Đó là kiến thức căn bản liên quan đến thiền quán mà chúng ta cần phải nắm trước.

Khi hành giả thực hành thiền định thì có nhiều phương pháp khác nhau, phải hiểu đối tượng khác nhau như là hơi thở hay là tứ oai nghi hay là quán 32 thể trược, rồi 9 loại tử thi. Nhưng mà khi hành giả thực hành thiền quán thì tên gọi, khái niệm không còn nữa, mà chỉ có thấy rõ trực tiếp qua trực giác thấy rõ danh pháp và sắc pháp hay là ngũ uẩn mà thôi. Dù có nhiều trường phái hành thiền khác nhau nhưng mà nếu như những thiền viện hay là những trường phái này, khi thực hành thiền quán và tất cả đều thấy rõ danh pháp và sắc pháp hay là thấy rõ ngũ uẩn thì tất cả đều như nhau, không có sự sai khác. Đó là những nguyên lý thuộc về lý thuyết mà hành giả cần phải nắm trước để thực hành thiền quán, trong khi thực hành thiền quán có khi hành giả không có theo sát tất cả những lý thuyết này, mà hành giả chỉ quan sát biết rõ những cái pháp nào nó thuộc về danh pháp hoặc là sắc pháp sinh khởi lên ở trong giây phút hiện tại và nhận biết rõ những cái danh pháp và sắc pháp đó mà thôi. Trong thực tế thì khi hành giả thực hành thiền quán, hành giả đã có được sát na định hoặc là cận định, qua sát na định hoặc là cận định hành giả mới có thể thấy được danh pháp và sắc pháp.

Trong khóa thiền này thì hành giả sẽ thực hành thiền định trước qua đề mục hơi thở vào và hơi thở ra, sau khoảng chừng 30 phút thì hành giả đã tương đối có được sự định tâm có thể là cận định hoặc sát na định hay là định tâm, thì khi hành giả có được sự định tâm dù không lâu nhưng một phần nào làm cho tâm của mình lắng dịu xuống để có thể thấy rõ những gì đang xảy ra ở trong thân và tâm của mình. Vì là cái sự thực hành thiền quán khởi đầu cho nên hành giả phải cần một đối tượng rõ ràng và sau 30 phút thực hành thiền định qua đề mục hơi thở vào hơi thở ra thì hành giả có được sự định tâm ở một mức độ nào đó và cái cảm giác, cảm thọ đau nhức chân hay là một nơi nào trong thân của mình sinh khởi, là cái đối tượng rõ nhất để cho hành giả quan sát. Như vậy sau 30 phút thực hành thiền quán niệm hơi thở hành giả sẽ xả thiền quan sát hơi thở ra và hướng tâm của mình đến cảm thọ cảm giác để nhận biết cảm thọ cảm giác đau nhức đang sinh khởi ở trong thân của mình và khi quan sát các cảm thọ cảm giác đau nhức nổi trội ở trong thân của mình sẽ nhận biết được cái cảm giác này không phải là ta, không phải của ta và không phải tự ngã của ta. Hoặc là có thể thấy rằng cảm giác cảm thọ này nó luôn luôn thay đổi, biến hoại mặc dù cảm giác đau nhức tồn tại như vậy nhưng mà nếu hành giả có định tâm và chánh niệm thì sẽ thấy rõ đây là một cái chuỗi cảm giác cảm thọ, chứ không phải là một cảm giác cảm thọ mà thôi và sẽ thấy cái sự thay đổi biến hoại từng sát na, từng tích tắc của cái cảm giác cảm thọ này. Hoặc là hành giả sẽ thấy rằng cái cảm giác cảm thọ này mới thật sự là khổ. 

Thì qua cái sự thực hành quán chiếu cảm giác cảm thọ nó đang xảy ra nổi trội nhất ở trong cơ thể của mình thì hành giả có thể thấy, nhận biết rõ 3 đặc tính của cảm giác cảm thọ đó là không phải ta, không phải của ta và không phải là tự ngã của ta, đây là sự nhận biết đặc tính vô ngã của cảm thọ. Hoặc là hành giả thấy rõ cái bản chất nó luôn luôn thay đổi biến hoại, còn gọi là vô thường của cảm giác cảm thọ và hành giả có thể thấy sự bất toại nguyện hay là sự khổ thật sự của cảm giác cảm thọ.          

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app