Videos Sayadaw Tipiṭaka 10 in Hanoi 23August18 Night 2

 

(bản text do đạo hữu Phương Nhã đánh máy, còn thiếu 1 số phần Pali)

Nó đã bộc phát qua thân và khẩu cho nên một người có Giới trong sạch, một người mà giữ Giới thì người đó ngăn chặn được những phiền não bộc phát qua thân và khẩu hoặc là qua hành động và lời nói. Còn đối với một người thực hành thiền định tâm không có dao động chỗ này chỗ kia, mà chỉ an trú trên một đối tượng như là hơi thở hay là những đề mục thiền khác thì tâm người đó sẽ không có những phiền não nó sinh khởi ở trong tâm, những phiền não đó như là: tham dục, sân hận, buồn ngủ, nghi ngờ, hối hận, thì những phiền não tham dục, nghi ngờ, hối hận v.v… này là những phiền não phát sinh ở trong tâm. Nhưng đối với một hành giả có sự an trú trên đề mục của thiền định thì những phiền não này nó không còn cơ hội khởi sinh lên, có nghĩa là nhờ sự định tâm cho nên mới ngăn chặn được những phiền não như tham dục, sân hận v.v… khởi sinh lên trong tâm. Và khi hành giả thực hành thiền quán thấy rõ danh pháp và sắc pháp, thấy rõ các đặc tính thay đổi biến hoại, các đặc tính khổ không toại nguyện, những đặc tính không phải của ta, không làm chủ, với sự hiểu biết trực giác cho đến khi thành tựu đạo quả thì khi đó những phiền não ngủ ngầm mới đoạn trừ vĩnh viễn cho nên để loại trừ ngăn chặn. Và loại trừ những phiền não tồn tại ở ba dạng: ngủ ngầm sinh khởi trong tâm và bộc phát qua lời nói và hành động thì Đức Phật Ngài giảng dạy Giới, Định và Tuệ và là một hành giả thì cũng phải thực hành theo tiến trình Giới, Định và Tuệ này.

Câu hỏi thứ hai mà Ngài muốn nghe các Phật tử trả lời.

Sự khác biệt giữa sự thực hành thiền định với thiền tuệ là như thế nào? 

Csn: Thiền định là sự thể nhập giám sát, còn thiền tuệ thì là sự nhận biết ạ. Khác biệt ở chỗ thiền định là không nhận biết, còn thiền tuệ thì nhận biết ạ.

Csn: Thiền định là chú tâm vào một đề mục, thiền tuệ là bất cứ cái gì sanh khởi thì mình chỉ chú tâm vào một xứ, bất kỳ một cảm giác hay bất cứ cái gì sinh khởi mình đều nhận biết và quán cái đó rồi mới quay trở lại cái chánh niệm. Chánh niệm là hơi thở, xong rồi Thầy quán thọ thì khi mà có cảm thọ xảy ra thì Thầy cứ tiếp tục quán cái cảm giác đó, đến khi có cảm giác đó hết Thầy lại quay trở lại đề mục là hơi thở.

Csn: Theo con thiền định là sự định tâm an trú vào để mà đạt đến sự nhận biết ở một mức độ nào đó, còn thiền tuệ thì sự nhận biết đó sẽ quán được sự sinh diệt. Đó là sự khác nhau giữa thiền định và thiền tuệ.

(Ngài vừa mới hỏi là Ngài vừa nhắc và chúng ta cũng đã thực hành rồi và bây giờ thêm một người nữa). 

Csn: Đối tượng của thiền định là tục đế, còn đối tượng của thiền tuệ là chân đế ạ.

Câu trả lời đối tượng của thiền định là tục đế, còn đối tượng của thiền tuệ hay thiền quán là chân đế. Thì đây cũng là câu trả lời đúng, đúng là đối tượng của thiền định đó là tục đế hay là khái niệm quy ước hoặc là đối tượng của thiền quán là các pháp chân đế, thì đó là các khái niệm khác nhau.

Khi hành giả thực hành Giới, Định và Tuệ, thì chức năng của Giới, Định và Tuệ là gì?    

Csn: Chức năng của Giới, Định và Tuệ theo con nghĩ: Giới thì nó giữ cho mình một đời sống trong sạch, còn Định thì có mục đích cột tâm mình và Tuệ là nhìn thấy bản chất sự thật Tam tướng.

Ngài muốn hỏi rằng một người mà có sự thành tựu Giới, Định và Tuệ thì người đó có những kết quả gì?  

Csn: Khi đó thì mọi phiền não sẽ không thể sinh khởi đối với người có Giới, Định và Tuệ ạ.

Nói rõ hơn chút nữa được không? Chức năng của Giới là gì? Định nó có chức năng gì? Và Tuệ có chức năng gì? 

Csn: Theo con thì Giới giúp cho mình, khi mình tuân theo giới luật đấy thì nó sẽ giúp cho mình có một đời sống trong sạch, trong sạch có nghĩa ở đây là đời sống đạo đức của mình, nó sẽ giúp cho mình có đạo đức tốt. Còn Định nó sẽ giúp cho mình cột tâm vào một đối tượng nào đó, làm cho mình đỡ bị lăng xăng chạy lung tung. Còn Tuệ có chức năng làm cho mình nhìn thấy được mọi vật trên thế gian này nó chỉ là vật chất nó vô thường, nó sinh diệt liên tục, nhìn thấy được bản chất của vô thường, khổ, vô ngã.

Thật đó là một phần liên quan đến sự biểu hiện, sự biểu hiện nhiều hơn chức năng. Những người có giới thì biểu hiện ở người đó là gì? Là có một đời sống thanh tịnh về thân và khẩu, thì đó là sự biểu hiện nó liên quan với sự biểu hiện nhiều hơn là chức năng. Ngài muốn nhấn mạnh chức năng: chức năng của Giới, chức năng của Định, chức năng của Tuệ. 

Csn: Chức năng của Giới là diệt những cái phiền não mà đã xuất ra đã thực hiện bản thân của họ. Còn định là diệt được những phiền não (nghe không rõ phút 15:50) tâm, còn tuệ thì diệt được tất cả những phiền não ngủ ngầm.

Thật ra Ngài vừa mới giải thích, Ngài muốn khảo sát lại chúng ta có nhớ hay không mới hỏi như vậy. 

Vừa rồi là Ngài có 3 câu hỏi để để biết sự hiểu biết và cũng như là sự thực hành của chúng ta như thế nào và Ngài cũng hoan hỷ với một số hành giả đã đã nắm được những gì Ngài dạy và qua sự thực hành bấy giờ là Ngài cho phép chúng ta hỏi, có những khúc mắc gì liên quan đến pháp hành hay là.   

 

BỘ VIDEOS NGÀI ĐẠI TRƯỞNG LÃO TAM TẠNG 10 DẠY THIỀN TẠI HÀ NỘI

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app